Đánh giá và lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Chuyên đề tự chủ tài chính cho Đại Học Xây Dưng (Trang 25 - 27)

4. Thiết bị giảng dạy chậm đổi mới.

2.3.2Đánh giá và lựa chọn chiến lược

(Đánh giá theo phương pháp cho điểm các phương án theo các tiêu chí: cho điểm số từ 1 đến 8. Trong đó (1),(2)(3)… là các chiến lược được nêu ra trong ma trận SWOT và thiết lập chiến lược)

Sau khi đánh giá dựa trên các tiêu chí trên, chúng tôi nhận thấy “Đổi mới phương đào tạo” được đánh giá cao hơn. Quá trình đổi mới phương. Do đó, chúng lựa chọn chiến lược này bằng cách thực hiện một số hoạt động sau:

- Nhà trường có chính sách thu học phí hợp lí và không quá 30% theo quy định nhà nước, quản lí và tăng hiệu quả sử dụng ngân sách hợp lý, giao khoán các mức chi như điện thoại văn phòng để đàu tư cho đổi mới đào tạo. Đồng thời các khoản thu chi được công khai, giải trình hàng tháng.

- Nhà Trường chủ động hơn nữa về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh

- Ra xoát lại hoạt động của các đơn vị đã được giao tự chủ, điều chỉnh và xử lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Giải quyết mục

tiêu đề ra 1 6 7 4 2 5 3

Tiết kiệm chi phí

thực hiện 5 7 1 2 3 6 4 Sự hài lòng của sinh viên 3 7 1 4 5 2 6 Thời gian thực hiện 6 3 2 5 4 3 1 Tính khả thi 4 7 5 3 1 3 6 Tổng điểm 19 30 16 18 15 19 20

- Xây dựng khung chương trình mới giảm nhẹ lý thuyết, thêm giờ thực hành. Đồng thời giúp sinh viên có cơ hội thực tế nhiều hơn nữa.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó nghiên cứu, dự báo, đưa thêm bộ môn mới mang tính ứng dụng cao vào trong giảng dạy.

KẾT LUẬN

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường Đại học đã được hầu hết các nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao thực hiện, chứng tỏ là một chủ trương phù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học. Thời gian chỉ ủng hộ nếu chúng ta đi đúng hướng và có lộ trình thích hợp. Đúng hướng bây giờ vẫn chưa đủ, vì đúng hướng nhưng đi quá chậm thì cũng thất bại. Vấn đề hiện nay không phải là có trao quyền tự chủ cho các trường đại học hay không, mà là ở chỗ lộ trình của công việc này phải như thế nào để vừa đủ thận trọng và nghiêm túc vừa không làm trì trên hơn nữa sự phát triển của nền giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong “thế giới phẳng”. Như đi trên một đoàn tàu thì chúng ta đang ở trên một toa nằm ở cuối đoàn tàu, cách quá xa những toa phía trước, thậm chí rất xa những toa của các nước phát triển ở mức độ trung bình. Những khuyết tật của sự lạc hậu và bất cập của nền giáo dục đại học đang dần dần lọ diện và e rằng những điều xã hội đang nhìn nhận là tiêu cực cũng chỉ là phần nổi của tảng băng yếu kém và lạc hậu. Nhưng chuyện to lớn nhất, cấp bách nhất là năng lực của nền giáo dục đại học quá thấp, chất lượng của sản phẩm tạo ra có quá nhiều mặt yếu kém, bất cập để có thể phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học đã được hầu hết các nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao, chứng tỏ là một chủ trương phù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học . Nó không phải chỉ toàn là hay, là tốt,

nhưng chắc chắn hay và tốt là chủ yếu, và nó hay, tốt nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chủ quan những tổ chức và cá nhân thực thi.

Qua bài nghiên cứu, ta thấy rõ được những cái lợi lâu dài cho Trường. Khi nguồn thu tăng lên, trường đại học sẽ có những nguồn lực tài chính để tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục đại học. Để giữ chân được các giảng viên giỏi thì trường phải có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Với việc trao quyền tự chủ tài chính, trường đại học sẽ có điều kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực nâng cao đời sống, thu nhập của giảng viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn 1 số vướng mắc và bất cập : Nguồn tăng thu của trường hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chứ chưa huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước. Điều này phản ánh chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Trong khi ở nhiều trường đại học khác trên thế giới, nguồn thu từ chuyển giao nghiên cứu khoa học khá lớn. Thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm hi vọng mang đến cái nhìn tổng quan và phân tích cụ thể về hoạt động tự chủ tài chính, dựa trên góc nhìn kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tự chủ tài chính cho Đại Học Xây Dưng (Trang 25 - 27)