Bộ nút ấn (PB –Pushbutton)

Một phần của tài liệu mạch khởi động sao - tám giác (Trang 25 - 26)

Nút ấn là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các thiết bị điện bằng tay. Các cặp tiếp điểm trong nút ấn sẽ chuyển trạng thái khi có ngoại lực tác động, còn khi bỏ lực tác động thì nút ấn sẽ trở lại trạng thái cũ. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữa nút ấn và công tắc.

Trong mạch điện công nghiệp, nút ấn thường được dùng để khởi động, dừng đảo chiều quay động cơ thông qua công tắc tơ hoặc rơle trung gian.

Theo kết cấu người ta chia thành các loại sau : + Nút ấn đơn (một tầng tiếp điểm).

+ Nút ấn kép ( hai tầng tiếp điểm).

Theo phương thức kết nối mạch người ta chia thành các loại sau: + Nút ấn đơn thường mở.

+ Nút ấn đơn thường đóng.

+ Nút ấn kép sẽ tồn tại đồng thời hai tiếp điểm ở trạng thái trên. Khi lựa chọn nút ấn, ta cần chú ý đến các thông số kỹ thuật sau: + Dòng điện định mức

+ Điện áp định mức.

+ Trạng thái của các cặp tiếp điểm khi có ngoại lực tác động và khi không có ngoại lực tác động.

Trên sơ đồ nguyên lý, nút ấn thường được ký hiệu như sau :

Cầu chì là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện khi bị ngắn mạch.

Về nguyên lý thì dây chảy ( bộ phận chính của cầu chì ) sẽ được chế tạo sao cho khả năng chịu dòng điện của nó kém hơn phần tử khác trong mạch điện mà nó được dùng để bảo vệ ngắn mạch.

Như vậy nếu dây chảy được chế tạo bằng vật liệu như dây dẫn thì tiết diện của nó phải bé hơn tiết diện dây dẫn. Ngoài ra dây chảy cn được chế tạo từ vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của dây dẫn. Nếu chọn được cầu chì có thông số dây chảy thích hợp thì khi xảy ra ngắn mạch dây chảy của cầu chì sẽ bị đứt trước khi các bộ phận khác trong mạch bị phá hỏng.

Một phần của tài liệu mạch khởi động sao - tám giác (Trang 25 - 26)