Tạo lập cho trẻ tính chủ động trong môi trƣờng tập thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 35 - 57)

7. Bố cục luận văn

2.2Tạo lập cho trẻ tính chủ động trong môi trƣờng tập thể

Sự khác nhau giữa giáo dục mầm non ở Nhật so với các nước khác là ở chức năng, vai trò của giáo viên nói riêng và của cả nền giáo dục mầm non nói chung. Giáo dục mầm non ở Nhật Bản là nền giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm (child-centered approad), tức là giáo dục mà tính chủ động của giáo viên thấp, tính chủ động của trẻ em cao. Nền giáo dục đó chủ trương tạo điều kiện tối đa để phát huy tính chủ động và tích cực của trẻ.

Vai trò của giáo viên là quan tâm, theo dõi và hỗ trợ đối với các hoạt động của trẻ. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm không hướng đến mục đích dạy dỗ kiến thức, tri thức nhất định nào cho trẻ mà hướng đến sự phát triển mang tính tổng hợp của trẻ. Đặc biệt, những hỗ trợ phát triển toàn diện về tính xã hội, về tình cảm và khả năng thể hiện bản thân…là trọng tâm. Đó là môi trường giáo dục mang tính mở và kích thích phát huy sự sáng tạo của trẻ. Giáo viên được yêu cầu phải có sự bao dung đối với hoạt động của trẻ, còn nội dung học tập thì được quyết định trên cơ sở tính chủ thể và tự phát của trẻ. Nói cách khác, đặc trưng của giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm là tạo ra những cơ hội để trẻ phát triển toàn diện cũng như thực hiện các hoạt động mang tính sáng tạo, tự giác và xây dựng mối quan hệ với mọi người [19, tr. 22-25].

33

“Hoạt động mang tính chủ động” có nghĩa là trẻ em có quan tâm, hứng thú đến mọi người, đồ vật xung quanh và thực hiện hành động của mình trên mối quan tâm đó. Và những hoạt động mang tính chủ động này đều là những hoạt động thông qua vui chơi. Vai trò của giáo viên là chuẩn bị môi trường đầy hấp dẫn làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và muốn làm một việc gì đó.

Tạo môi trường phù hợp với sở thích của trẻ cũng rất được coi trọng trong các nhà trẻ của Nhật Bản. Do mối quan tâm và hứng thú của trẻ liên tục thay đổi và phát triển, nên các nhà trẻ ở Nhật Bản đã được yêu cầu phải liên tục tạo ra môi trường mới [19, tr.39-44].

Trong nền giáo dục mầm non của Nhật Bản thì sự chỉ đạo, dạy dỗ của giáo viên không phải là bằng lệnh của người trên với người dưới, mà là khích lệ để tăng cường tính tự giác của trẻ. Hoạt động nhóm ở nhà trẻ cũng là chơi tự do mà trẻ em là người chủ động. Không có sự phân biệt giữa việc cá nhân làm một mình với việc phải làm trong một nhóm với nhau. Mà toàn bộ thời gian chơi sẽ là chơi trong nhóm và đó đều là khoảng thời gian rất vui vẻ.

Hàng ngày, trẻ em tới nhà trẻ sẽ bắt đầu bằng việc chơi trò chơi mình yêu thích. Tùy vào lứa tuổi và thời kỳ mà có trẻ thích chơi những đồ chơi mình yêu thích trong lớp hoặc ngoài trời và chơi tự do theo ý thích chứ không phải theo gợi ý của giáo viên. Đây là thời gian “chơi tự do buổi sáng” hàng ngày. Kể cả lúc cả lớp đã đến đông đủ thì các trẻ vẫn tiếp tục chơi tự do, giáo viên sẽ quan sát trẻ chơi, chuẩn bị cho trẻ môi trường để chơi một cách chủ động và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Để thúc đẩy những hoạt động mang tính chủ động cho trẻ, các giáo viên Nhật Bản đã tạo mối quan hệ tin tưởng, chuẩn bị môi trường phù hợp với quan tâm của trẻ và có sự hỗ trợ phù hợp với sự phát triển của từng trẻ.

Giáo dục mầm non ở Nhật Bản cho rằng mối quan hệ tin tưởng với giáo viên là nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ yên tâm chơi khi biết

34

có giáo viên, người luôn bảo vệ mình ở đó. Điều này sẽ làm cho trẻ có thêm động lực để trải nghiệm những điều mới. Giáo viên Nhật Bản có sự quan tâm, gần gũi với trẻ em, song mối quan hệ đó không giống như mối quan hệ giữa mẹ và con. Họ cho rằng, việc vui chơi với trẻ em, thân thiết, gần gũi với trẻ trong một lớp học không nên giống như phương pháp vui chơi của ông bà, bố mẹ với trẻ. Theo họ, dạy dỗ không phải là việc trở thành ông bà, cha mẹ hay là bạn bè với trẻ em. Thực ra, giáo viên Nhật cũng có lúc thân thiết, vui chơi với trẻ em như những người trong gia đình, nhưng họ đặc biệt chú trọng đến tập thể lớp học và quan tâm đến từng trẻ trên cơ sở chú trọng đến mối quan hệ của trẻ với tập thể [19, tr. 58-59].

Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh và giáo viên mầm non cho rằng, giáo viên mầm non không phải là những người mẹ, trường học không phải là nhà thì mới là tốt.

Ở Mỹ hay một số nước khác thì mối quan hệ cá nhân được coi trọng hơn mối quan hệ tập thể trong khi đó ở Nhật, mối quan hệ tập thể được coi trọng hơn mối quan hệ cá nhân. Do đó, những giáo viên mầm non Nhật Bản tiếp cận với trẻ em không phải theo cách như một người mẹ đối với đứa con mặc dù các giáo viên vẫn dành những tình cảm yêu thương, chăm sóc trẻ như của một người mẹ nhưng vẫn có sự nghiêm khắc, có khoảng cách giữa giáo viên với học sinh để giáo dục, rèn luyện cho trẻ tính chủ động, sự tự giác.

Ngoài ra, do sự phát triển của trẻ đa dạng, khác nhau tùy từng trẻ và trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ hứng thú với trải nghiệm khác nhau. Do đó, giáo viên phải thường xuyên nắm bắt để hiểu trẻ và hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Cho trẻ trải nghiệm và dù có thất bại thì các giáo viên người Nhật cũng không trách mắng, mà luôn che chở, cổ vũ, tạo động lực cho trẻ cùng cố gắng để tạo niềm tin với trẻ và điều đó sẽ giúp trẻ tự tin tham gia các hoạt động, trải nghiệm khác. Trẻ em chỉ đến khi hiểu rằng mình đã làm sai

35

thì mới có thể nhận lỗi. Do đó, giáo viên sẽ làm cho trẻ hiểu tại sao mình sai và thuyết phục cho trẻ hiểu.

Giáo viên dạy dỗ trẻ là để điều chỉnh, giữ tính trật tự và duy trì quan hệ giữa các đứa trẻ. Kể cả khi giáo viên mắng trẻ thì cũng cố gắng làm sao không gây tổn thương trẻ, để trẻ vẫn thấy mình là “đứa trẻ ngoan” và làm sao để trẻ giữ thể diện với các bạn trong lớp. Có nghĩa là cá tính của từng trẻ được tôn trọng, song giáo viên – người lớn luôn phải tìm cách xem xét, quan tâm trên cơ sở mối quan hệ của cá nhân đó với tập thể. Nếu tăng cường được những hoạt động mà áp lực của tập thể tạo hiệu ứng tốt thì bản thân đứa trẻ luôn có cảm giác mình là “đứa trẻ ngoan” và thấy rằng, giáo viên không phải là những người nghiêm ngắc mà là những người hiền lành, gần gũi với mình [20, tr.55-59].

Ví dụ, các giáo viên Nhật thường nói với những trẻ gây mất trật tự ở lớp là: “Con đã làm phiền các bạn trong lớp nhiều rồi. Vì con là đứa bé ngoan nên chắc chắn con có thể nghiêm túc hơn được” hoặc nói là “Con thực sự là một đứa bé ngoan, nên con sẽ hiểu lời cô nói. Con cũng đã lớn rồi mà, con sẽ làm được những việc đó”. Đó chính là cách để tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh và giữa các trẻ với nhau cũng như để duy trì tính trật tự của lớp học .

Làm thế nào để trẻ không thấy mình cô độc cũng là một việc quan trọng. Do đó, vai trò của giáo viên là phải giúp cho trẻ học được tính chủ động tham gia vào tập thể.

2.3 Tăng cƣờng hoạt động giáo dục thông qua vui chơi

Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” và “Phương châm giáo dục trường mầm non” của Nhật Bản đều cho rằng, tất cả mục đích của giáo dục trước tuổi đi học chỉ có thể đạt được trọn vẹn thông qua giáo dục lấy hoạt động vui chơi làm trung tâm, bởi vì hoạt động tự nhiên của trẻ - hoạt động vui chơi của chúng sẽ giúp cung cấp những hiểu biết cần thiết cho sự tăng trưởng cân đối của thể chất và trí tuệ [18,tr.37-63].

36

Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” đã đưa ra “giáo dục thông qua vui chơi” [19, tr. 76] là một điểm cơ bản trong giáo dục mầm non và vui chơi là một hoạt động trọng tâm trong giáo dục trẻ. Theo đó, “Vui chơi bằng các hoạt động tự phát của trẻ chính là việc học tập quan trọng để tạo nền tảng phát triển cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần” [19, tr.77]. Điều này có nghĩa là việc dạy dỗ thông qua vui chơi là trọng tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của vui chơi cũng như việc dạy dỗ các mặt thông qua vui chơi. Ngoài ra, ở mục 3 Chương 1 “Phương châm giáo dục trường mầm non” khi đề cập về “Nguyên lý của giáo dục trẻ em” và “Phương pháp giáo dục trẻ em” cũng nêu: “Giáo dục trẻ một cách toàn diện thông qua sinh hoạt và vui chơi, để trẻ có những trải nghiệm phù hợp với giai đoạn thơ ấu”40

.

Trong hoạt động dạy dỗ trẻ em, các giáo viên người Nhật cho rằng, “đối với trẻ em, vui chơi là cuộc sống, vui chơi chính là học tập”. Vui chơi là những hoạt động mang tính tự phát, tự do của trẻ, là hoạt động để tìm kiếm sự vui vẻ, thú vị, niềm vui.

Theo quan sát tại một số trường mầm non ở Nhật Bản mà tác giả có cơ hội được đến thăm, trẻ 5 thường tuổi sử dụng một nửa thời gian của mình để chơi tự do, và một nửa thời gian tham gia các hoạt động với cả lớp. Chơi tự do nghĩa là trẻ được hoàn toàn tự do chọn lựa theo sở thích của mình, mà không phải chọn giữa một tập hợp hạn chế các hoạt động do giáo viên thiết kế. Quan điểm này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam. Trẻ mầm non Nhật Bản sử dụng những khoảng thời gian dài để tham gia các hoạt động nhóm và chơi tự do với giáo viên ở sân chơi, trong khi đó trẻ mầm non Việt Nam lại phải dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động theo chế độ và kỷ luật của trường..

Ở thời kỳ thơ ấu, việc “vui chơi” của trẻ được coi trọng với các loại hình vui chơi như chơi kỹ năng: nhìn, ngắm, sờ, ném; chơi giả: chơi đồ

40

Theo trang 26, Giải thích về “Phương châm giáo dục trường mầm non” của Bộ Lao Động Phúc lợi và Xã hội. Dẫn theo link: http://www.mhlw.go.jp/bunya/kodomo/hoiku04/pdf/hoiku04b.pdf

37

hàng; chơi tiếp nhận: nghe kể chuyện, xem tranh... hay chơi cấu tạo: cắt dán giấy, trồng cây... Phương pháp chơi theo quy tắc chơi đa dạng (chơi cá nhân và chơi theo nhóm), chơi tự do và tuân thủ các quy tắc, đặc biệt là không quan tâm thắng thua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động vui chơi của trẻ ở các trường mẫu giáo hay nhà trẻ Nhật Bản thường bắt đầu từ buổi sáng. Trẻ được giáo viên cho chơi tự do trong phòng hoặc ngoài trời. Sau đó sẽ là thời gian chơi theo chủ đề. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề cụ thể để trẻ chơi. Vui chơi trong trường mầm non thì tùy mỗi trường, mỗi giáo viên, tùy mục đích mà có những hình thức vui chơi khác nhau, nhưng có một điểm chung đây là hoạt động không thể thiếu trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản nhằm tăng tính tự giác, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, phù hợp với lứa tuổi.

Phát triển của trẻ cũng có thể coi là bước chuyển từ “vui chơi” trong cuộc sống đến khi “lao động”. Trẻ còn nhỏ thì vui chơi là chính tuy nhiên với trẻ lớn hơn một chút đã có thể ý thức được sự việc và có thể bắt đầu biết “lao động”(giúp đỡ) vì vậy các giáo viên luôn tạo điều kiện cho các bé giúp đỡ. Ví dụ như ở các nhà trẻ, mẫu giáo Nhật Bản với các lớp 4,5 tuổi đều có hình thức trực nhật luân phiên. Từng nhóm trẻ sẽ tham gia xếp bàn ghế trước và sau giờ ăn, lau bàn, cất dọn đồ dùng theo từng ngày...

Ở Nhà trẻ Yuu, Osaka, đầu giờ buổi sáng “ohajimari”, trẻ sẽ được học cách chào hỏi buổi sáng, đi vệ sinh và những thói quen sinh hoạt cơ bản khác. Ngoài ra, trẻ còn học được cách chia sẻ công việc với tư cách là một thành viên trong tập thể khi chuẩn bị chỗ ngồi cho cả nhóm hay trực nhật…Trẻ cũng biết được các quy tắc được yêu cầu với các tình huống cần phải chỉnh đốn tư thế, cảm ơn, xin lỗi, giữ trật tự…

So với việc giáo viên chú ý từng học sinh một thì việc chỉnh đốn hành động của cả tập thể sẽ phát huy được tính tập thể hơn. Ví dụ như trong giờ học hát, có một số trẻ không tập trung và gây mất trật tự thì giáo viên thay vì nhắc tên những trẻ đó bằng cách nói là “nhóm các bạn Thỏ trắng (tên

38

lớp học) còn những bạn chưa tập trung” sẽ có tác dụng hơn bởi trẻ nhận thấy mình đang làm ảnh hưởng tới nhóm của mình. Do đó, trẻ sẽ ý thức được hành động của mình hơn.

Chơi trò chơi cũng là một hoạt động để cho toàn bộ trẻ tham gia và là cách để trẻ phát huy sự vận động cơ thể. Việc giáo viên hướng dẫn trẻ chơi trò chơi, giải thích về luật chơi cũng như phép tắc khi chơi cũng là tạo cơ hội để trẻ học về quy tắc và phép tắc. Tín hiệu nhạc khi trò chơi bắt đầu cũng là để thúc đẩy sự tập trung của trẻ. Hơn nữa, trong quá trình chơi, ngẫu nhiên sẽ hình thành các nhóm và trẻ sẽ học được về tinh thần tập thể từ đây.

Trẻ em nhà trẻ Kariya, Aichi tham gia hoạt động vận động thể chất.

Một điểm khác so với Việt Nam là ở Nhật có khá nhiều giáo viên nam dạy trong nhà trẻ và hiện nay, rất nhiều nhà trẻ đang tích cực tiến hành tuyển dụng để số lượng giáo viên nam và nữ ngang bằng nhau. Giải thích về sự cần thiết của giáo viên nam trong nhà trẻ, người Nhật cho rằng khi tham gia các trò chơi vận động mạnh cần thể lực thì giáo viên nam sẽ phù hợp hơn. Tại nhà trẻ Yuu mà tôi đã từng thực tập 1 năm có 3 giáo viên nam. Mỗi khi nhà trẻ có tổ chức sự kiện, các giáo viên nam đóng vai người nhện

39

hay nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh đều được trẻ rất hưởng ứng và rất thích thú. Nhiều trường hợp, những cách giải thích, phương pháp dạy dỗ của giáo viên nam có sức hấp dẫn với trẻ hơn.

Một giáo viên nam ở nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi, Osaka đang hướng dẫn trẻ chơi trò chơi

Ngoài ra, hầu hết các lớp học ở nhà trẻ Nhật Bản đều có đàn. Đàn là phương tiện để nâng cao khả năng tập trung, sự chú ý, nhanh nhạy của trẻ cũng như việc cho trẻ làm quen sớm với các dụng cụ âm nhạc để kích thích niềm yêu thích âm nhạc của trẻ.Trẻ còn được hát và làm quen với nhạc cụ đơn giản khác như kèn, sáo. Hầu hết các trường mầm non dành nhiều tuần để chuẩn bị cho một chương trình biểu diễn hàng năm cho cha mẹ và người dân địa phương đư kèn,.

Theo cô hiệu trưởng Trường mẫu giáo Kitami, Tokyo, một trong những điều quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi, các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi hàng ngày cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ. Hầu hết các nhà trẻ, mẫu giáo của Nhật đều có khoảng trống để trẻ trải nghiệm trồng rau, trồng hoa và thông qua việc trải nghiệm đó trẻ sẽ hiểu được sự vất vả của lao động cũng như niềm vui khi đón nhận thành quả mình tạo ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 35 - 57)