Những vấn đề pháp lý trong công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (Trang 26 - 33)

Thứ nhất: Những vấn đề pháp lý trong việc thành lập, hoạt động và quản lý công ty

Căn cứ theo Luật luật sư 2006 và các nghị định và thông tư hướng dẫn thì Văn phòng luật sư đã thực hiện chuyển đổi về loại hình hoạt động thành Công ty tư vấn doanh nghiệp Thiên Mã. Đây chỉ là sự thay đổi về hình thức ( tên gọi về loại hình hoạt động ), còn nội dung hoạt động cũng như mã số thuế, địa chỉ của công ty thì không thay đổi.

Khác với các loại hình công ty khác thì Công ty luật không đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư mà do Sở tư pháp cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật luật sư. Tuy vậy, do hiện nay Công ty hoạt động dưới hình thức Công ty luật hợp danh nên phải tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và các nghị định hương dẫn thi hành luật doanh nghiệp. Do vậy công ty phải chịu sự quản lý của Sở cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và thuộc vào loại hình kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định tại Luật luật sư 2006, luật doanh nghiệp 2005, Công ty đã cụ thể hoá trong Điều lệ công ty như sau:

1. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu

• Quyền của luật sư là chủ sở hữu : (Là giám đốc công ty )

- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư;

- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam; - Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

- Các quyền khác theo quy định của Luật luật sư.

- Tham gia hoặc phân công các luật sư thành viên tham gia tư vấn, tranh tụng.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.

- Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

- Tuyển dụng lao động.

•Luật sư chủ sở hữu có các nghĩa vụ sau đây: - Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;

- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quỳên, lợi ích hợp pháp của khách hàng;

- Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật luật sư.

2. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút khỏi danh sách luật sư thành viên công ty luật hợp danh.

- Điều kiện: + Có chứng chỉ hành nghề luật sư và có thẻ luật sư. + Không vi phạm pháp luật.

- Thủ tục: + Đơn xin gia nhập công ty luật hợp danh; + Sơ yếu lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sỹ luật; + Bản sao Giấy tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư;

+ Bản sao thẻ hành nghề luật sư; + Giấy chứng nhận sức khoẻ. • Điều kiện, thủ tục rút tên khỏi danh sách: - Điều kiện:

+ Báo cho hội đồng thành viên trước 15 ngày. + Đã hoàn thành công việc được giao.

+ Thanh toán các khoản nợ nếu có.

+ Được sự đồng ý của hội đồng thành viên. - Thủ tục:

+ Đơn xin rút khỏi danh sách thành viên. + Biên bản bàn giao công việc.

3. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành; • Cơ cấu tổ chức:

- Công ty luật có hội đồng thành viên, Giám đốc và các phòng ban. - Người đại diện theo pháp luật của công ty luật là Giám đốc công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải là người thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quỳên bằng văn bản cho người khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

-Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên họp mỗi năm 02 lần. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch.

- Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên: + Quyết định phương hướng phát triển công ty.

+Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, kế toán trưởng.

+ Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với giám đốc, kế toán trưởng.

+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

+ Quyết định thành lập chi nhánh văn phòng đại diện. + Sửa đổi bổ sung điều lệ công ty.

+ Quyết định chấm dứt hoạt động công ty.

+ Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật luật sư và điều lệ này. - Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc công ty.

-Hợp đồng, giao dịch phải được hội đồng thành viên chấp thuận. • Cơ cấu điều hành:

-Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước các thành viên sáng lập về việc thực hiện các quyền về nghĩa vụ cuả mình.

4. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

• Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết. - Biểu quyết theo đa số thành viên.

• Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ: - Giải quyết theo thoả thuận.

- Giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các thành viên luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty luật hợp danh.

• Nguyên tắc phân chia lợi nhuận:

Công ty chỉ chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay sau khi chia lợi nhuận Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn phải trả.

• Trách nhiệm của các luật sư thành viên. - Tuân thủ điều lệ công ty.

- Chấp hành quyết định cuả hội đồng thành viên.

- Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về công việc được giao. - Giữ uy tín cho công ty, góp phần thúc đẩy và phát triển công ty. - Tôn trọng, giữ bí mật cho công ty và khách hàng.

6. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; • Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động:

+ Các trường hợp tạm ngừng:

- Do các thành viên tự thoả thuận. - Theo quy định của pháp luật.

+ Chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: - Tự chấm dứt hoạt động;

- Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

- Giám đốc công ty luật hợp danh hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

- Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập; • Thủ tục thanh lý tài sản.

Thành lập tổ thanh lý tài sản; quyền và nhiệm vụ của tổ thanh lý tài sản được quy định trong phụ lục kèm theo quyết định chấm dứt hoạt động của công ty.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty có quyết định chấm dứt hoạt động tổ thanh lý tài sản phải gửi hồ sơ về chấm dứt hoạt động công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ hai: Những vấn đề pháp lý về thuế trong doanh nghiệp

Do sự không thống nhất giữa cơ quan quản lý thuế và Sở Tư Pháp nên mã số thuế của công ty khi tiến hành thay đổi hình thức hoạt động có gặp khó khăn. Theo quy định tại nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C của nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Thì Văn phòng luật sư hay Công ty luật hợp danh có lĩnh vực hoạt động là tư vấn pháp luật thì thuộc đối tượng ưu đãi miễn giảm thuế.

Thứ ba: Những vấn đề pháp lý trong quan hệ lao động của doanh nghiệp.

Do loại hình hoạt động là công ty nên chế độ lao động của nhân viên trong công ty tuân thủ theo nội quy lao động của công ty như sau:

Thời giờ làm việc:

- Buổi sáng: Từ 8h đến 11 giờ 30 phút

- Buổi chiều: Từ 1 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút

Các nhân viên trong công ty phải đi làm đúng giờ và tuân thủ những điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc. Cũng như bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó công ty cũng đảm bảo đáp ứng tốt nhất những yêu cầu tối thiểu mà người lao động cần được đáp ứng theo quy định của Bộ luật lao

động đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 mhư: thời giờ nghỉ ngơi, các loại trợ cấp lao động, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm,…

Thứ tư: Các loại văn bản pháp luật mà công ty sử dụng

Công ty tư vấn doanh nghiệp Thiên Mã là một loại hình kinh doanh hiếm

thấy xuất hiện trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Đa số trong loại hình Công ty hợp danh hoạt động trong các lĩnh vực khác thì thường ngoài thành viên hợp danh thì còn có thể có thành viên góp vốn ( Theo quy định tại Điều 130 khoản 1 điểm a _ Luật doanh nghiệp 2005 ), ngoài ra các thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn cũng không cần điều kiện về nhân thân hay trình độ như Công ty Luật. Do lĩnh vực hoạt động của Công ty luật hợp danh là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện chính vì vậy nên đòi hỏi thành viên hợp danh phải là những luật sư, và không có thành viên góp vốn ( Theo quy định tại Điều 34 khoản 1 và khoản 2 _Luật luật sư 2006 ).

Do đây là Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và đại diện tranh tụng tại toà nên hiểu biết pháp luật là bắt buộc. Vì vậy văn bản sử dụng là tất cả các văn bản pháp luật đã ban hành.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w