KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu SRD VNGO FLEGT Policy recommendations QIII IV 2015 VN ver (Trang 28 - 29)

- Liên kết thu mua nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu (như Tổng cơng ty PISICO

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Hội nhập thị trường quốc tế thơng qua việc tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành gỗ Việt Nam. Tham gia vào các Hiệp định Thương mại quốc tế tạo cơ hội thơng qua các cơ chế khuyến khích các làng nghề vươn tới thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên các hiệp định này cũng đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và tạo sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường sản phẩm. Các làng nghề chế biến gỗ đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn để vượt qua những khĩ khăn và tận dụng được các cơ hội để phát triển. Cần cĩ sự liên kết giữa các làng nghề để cĩ thể tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh và cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của hội nhập thị trường quốc tế.

Để các làng nghề cĩ những bước chuyển mình kịp thời phù hợp với xu thế thị trường, ngồi quy hoạch và định hướng phát triển từ phía nhà nước các làng nghề cần cĩ sự chủ động về nguồn nguyên liệu, liên kết trao đổi thơng tin, kỹ thuật, cơng nghệ, thiết bị và tiền vốn và liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh chế biến, thương mại hàng thủ cơng mỹ nghệ từ gỗ trong quá trình hội nhập.

Để hỗ trợ việc liên kết giữa các làng nghề, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cụ thể sau:

Thứ nhất, ban hành chính sách hỗ trợ quy hoạch các làng nghề tạo ra sự liên kết, hình thành quan hệ mua – bán tập trung và kênh phân phối hàng hĩa dịch vụ, thị phần bằng cách chia sẻ cơng nghệ, lực lượng lao động, thơng tin thị trường sản phẩm chiến lược;

Thứ hai, hỗ trợ liên kết cơng nghệ sản xuất trong nội bộ làng nghề và các làng nghề lân cận theo hướng chuyên mơn hĩa. Thành lập hội nghề nghiệp đủ sức quản lý, vận hành hiệu quả mạng lưới làng nghề, đảm bảo tốt tiến trình chia sẻ thơng tin.

Thứ ba, cần quan tâm ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào làng nghề, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong thiết kế, sáng tạo mẫu mã. Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nghề đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ tư, tổ chức các hội chợ thương mại để tăng cơ hội giao lưu học hỏi giữa các làng nghề, với các bạn hàng trong nước và trên thế giới, nhằm định hướng sản xuất ra các mặt hàng đáp ứng thị hiếu cũng như tập quán của từng nhĩm đối tượng khách hàng.

Thứ năm, tạo điều kiện để các làng nghề, hộ gia đình chế biến sản phẩm được tiếp cận với nguồn vốn sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng, từ đĩ xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Thứ sáu, tăng cường cơng tác truyền thơng nâng cao nhận thức, năng lực để các hộ gia đình, làng nghề thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sản phẩm đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Bên cạnh đĩ, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ các làng nghề đảm bảo các yêu cầu và quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu SRD VNGO FLEGT Policy recommendations QIII IV 2015 VN ver (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)