PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 35 - 38)

1 KẾT LUẬN CHUNG

1.1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Xuất phát từ cơ sở lý luận và qua khảo sát thực tiễn cho thấy giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức chưa chú trọng phát huy năng lực tự học của SV và SV còn lúng túng về kỹ năng, phương pháp khi thực hiện hoạt động tự học, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, chất lượng dạy học môn Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC nói riêng, người nghiên cứu đã xây dựng phần mềm tự học TOEIC căn cứ theo giáo trình giảng dạy tại nhà trường, đồng thời cung cấp thêm một giáo trình ở cấp độ cao hơn và một giáo trình với các bài thi. Phần mềm gồm 3 phần chính : phần lý thuyết, phần luyện tập và phần làm bài thi theo đúng thể thức thi TOEIC.

Phần mềm được thiết kế nhằm mục đích tích cực hóa người học, kích thích người học tham gia hoạt động nhận thức, kiến tạo giúp người học nắm vững kiến thức của mình một cách vững vàng, đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra và đặc biệt nâng cao kỹ năng tự học của người học.

Nhìn chung, đề tài nghiên cứu đã đạt mục tiêu nghiên cứu, đã tạo ra được phần mềm cho SV sử dụng, kích thích SV tích cực tham gia học tập nhằm đạt được kết quả học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.

1.2 ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 1.2.1 Thành quả đạt được 1.2.1 Thành quả đạt được

1.2.1.1 Ý nghĩa lý luận

- Nêu lên được một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học, trong đó yếu tố chủ quan quyết định hiệu quả của hoạt động học tập. Động cơ và kỹ năng tự học là yếu tố cơ bản nhất của tự học.

- Chỉ ra bản chất của tự học của SV là : SV tích cực, chủ động, độc lập tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức bằng chính hành động của bản thân nhưng không tách rời sự tổ chức, điều khiển của GV.

- Chỉ ra một số kỹ năng tự học như là điều kiện bên trong rất quan trọng để cá nhân tự học. Đồng thời nhấn mạnh trách

nhiệm bồi dưỡng kỹ năng tự học cho người học thuộc về GV và nhà trường.

- Tìm hiểu được xu hướng áp dụng chuẩn TOEIC tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Nnêu lên được những cơ sở khoa học của các vấn đề thiết kế và đánh giá một phần mềm.

1.2.1.2 Ý nghĩa thực tin

Xây dựng thành công phần mềm tự học được xuất bản dưới dạng đĩa CD. Phần mềm đang được sử dụng tại khoa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức bước đầu đã mang lại những hiệu quả khả quan...

1.2.1.3 Tính mi

Phần mềm mà người nghiên cứu đề xuất là sản phẩm đầu tiên và duy nhất về phần mềm tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC do người Việt Nam thiết kế tính đến thời điểm hiện tại. Phần mềm có thể được áp dụng không chỉ tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức mà còn tại các trung tâm ngoại ngữ hay các cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC.

1.2.2 Hạn chế

- Thiết kế chưa được chuyên nghiệp như các phần mềm dạy học thương mại trên thị trường.

- Chưa tiến hành thăm dò ý kiến SV - tác nhân chính của phần mềm về chất lượng của phần mềm đã qua sử dụng.

1.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

- Tích hợp từ điển Anh – Anh, Anh – Việt hỗ trợ SV trong quá trình học tập;

- Cung cấp giải thích các lựa chọn của từng câu hỏi sau quá trình tự học;

- Xây dựng thêm cơ sở dữ liệu của 02 giáo trình nâng cao tiếp nối sau giáo trình Starter TOEIC và Developing TOEIC là Target TOEIC và Analyst TOEIC tạo điều kiện cho SV tự học, nâng cao trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC đến 990 điểm;

- Cung cấp thêm bài thi;

- Xây dựng phần mềm có tính mở là một yếu tố năng động để người học có thể tự nâng cấp, sửa đổi phần mềm.

2 KIẾN NGHỊ

2.1 ĐỐI VỚI TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

- Có kế hoạch đầu tư, quản lý trang thiết bị dạy học ... tạo điều kiện cho việc ứng dụng PPDH và tạo điều kiện cho SV tự học, mở rộng Trung tâm thông tin – thư viện, trang bị nhiều máy tính phục vụ hoạt động tự học của SV.

- Phát triển các đề tài NCKH về lĩnh vực thiết kế các giáo án điện tử, xây dựng các phần mềm hỗ trợ học tập, hệ thống E- learning để kích thích sự tự học, tự nghiên cứu của SV, giúp cho SV chủ động, tích cực hơn trong học tập.

- Có kế hoạch tổ chức xây dựng các phần mềm dạy học, xây dựng hệ thống bài tập và cơ sở dữ liệu giúp cho tất cả các GV có thể chia sẻ với nhau những phần thiết kế dạy học của mình.

- Tổ chức những lớp học chuyên đề về chuyên ngành và sư phạm ... đồng thời giúp cho GV nắm được các xu hướng dạy học hiện đại để có những định hướng tốt hơn cho hoạt động dạy học của mình.

- Tổ chức thêm những lớp học nâng cao về năng lực CNTT nhằm giúp GV ứng dụng CNTT linh hoạt hơn trong dạy học.

- Tổ chức các buổi hội thảo về các chuyên đề như: Đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học trong toàn trường.

- Có kế hoạch nghiên cứu chương trình đào tạo theo hướng tích cực tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng thành quả của đề tài trong thực tiễn dạy học của nhà trường.

2.2 ĐỐI VỚI KHOA NGOẠI NGỮ

- Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng nhóm SV, cho phép SV tự tổ chức việc học tập và minh chứng cho khả năng tiếng Anh của mình bằng các chứng chỉ do các đơn vị đào tạo có uy tín trong hoặc ngoài nước cấp;

- Đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc đổi mới PPDH ở từng GV; động viên GV tham gia tích cực đổi mới PPDH bộ môn, tạo nên phong trào đổi mới PPDH hầu có tác dụng đồng bộ đến các

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV, cách thức GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy và phong cách học tập của SV;

- Khuyến khích GV học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ cụ thể là áp dụng chuẩn TOEIC đánh giá, khen thưởng GV;

- Xây dựng môi trường tích cực học tập tiếng Anh theo chuẩn TOEIC nhằm tạo động lực và điều kiện cho SV tự học;

- Phối hợp với Trung tâm Thông tin – Thư viện đầu tư giáo trình, tài liệu phong phú phục vụ nhu cầu tự học của SV.

2.3 ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ

- Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo của SV; chú trọng nâng cao nhận thức của SV về tự học, vai trò của tự học cũng như các kỹ năng tự học để SV có thể tự nghiên cứu và rèn luyện năng lực ngoại ngữ. Khi ý thức được mục đích, vai trò, nội dung và phương pháp tự học, SV sẽ tự tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của mình và tiến tới tự chịu trách nhiệm về hoạt động tự học của bản thân.

- Không ngừng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn cũng như năng lực ngoại ngữ của bản thân.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)