với hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng nhìn chung vẫn là một thị trường nhỏ bé, bởi mức sống thấp và sức mua hạn hẹp, trong khi có quá nhiều nhà lắp ráp, gồm 12 liên doanh và hơn 160 doanh nghiệp trong nước.
Giá ô tô ở Việt Nam rất cao (từ gấp rưỡi đến gấp đôi) so với khu vực, mặc dù mức bảo hộ cho ô tô lắp ráp (sản xuất) trong nước lên đến 300%. Điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù giá cao nhưng thị trường ô tô trong nước luôn "nóng" với những đợt tăng giá mạnh và rất khan hiếm hàng.
Trước thời điểm cận kề Việt Nam ra nhập WTO và AFTA, các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô đã đối phó bằng cách rút ngắn tối đa thời hạn khấu hao vốn đầu tư. Đối với các doanh nghiệp này, hội nhập cũng đồng nghĩa với đối diện khó khăn, vì sản phẩm của họ giá rất cao, không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Vì vậy, mặc dù biết trước thời hạn bảo hộ không còn bao lâu nhưng từ năm 2002 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận bỏ ra vào trăm triệu USD để tham gia vào thị trường lắp ráp ô tô.
Với hy vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, Chính phủ đã dành cho ngành này những ưu đãi đặc biệt về thuế. Ngoài những ưu đãi đã được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô còn được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế nhập khẩu (NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Tuy nhiên, chính sách ưu đãi thuế đã bị doanh nghiệp lợi dụng để
tăng giá bán, thu lợi nhuận cao thay vì đẩy nmạnh tỷ lệ nội địa hoá đến 30-40% như cam kết để hình thành một nền công nghiệp ô tô thực sự.
Sắp tới, thị trường ô tô Việt Nam có thể lành mạnh hơn vì có hai nguồn cung cấp mới, đó là nguồn xe nhập khẩu được giảm thuế từ 0% - 5% khi Việt Nam tham gia CEPT và AFTA vào cuối năm 2007, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước cũng được nâng dần lên 90%. Khi đó, người dân sẽ không mua xe trong nước nếu giá vẫn bằng giá xe nhập khẩu như hiện nay. Thứ hai là, nguồn cung cấp của các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia đầu tư với công nghệ chủ yếu nhập từ Trung Quốc, giá thành sản phẩm được hứa hẹn là sẽ rẻ hơn so với giá mà các liên doanh đang bán.
2.1. Cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Môi trường chính trị ổn định, kinh tế xã hội được cãi thiện.
- Việt Nam là thành viên WTO, AFTA tạo điều kiện để hội nhập và phát triển thị trường ô tô. Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, do đó việc thâm nhập vào thị trường dễ hơn.
- Xu hướng sử dụng sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao hiện đang là vấn đề được người tiêu dùng rất quan tâm.
- So với các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia... Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô, xe máy muộn hơn khoảng 30 năm. Nhưng với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô.
2.2. Thách thức
- Sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất đang tồn tại và các nhà sản xuất mới xuất hiện. Hệ thống pháp luật chưa ổn định, còn nhiều thiếu sót. Lạm phát cao, thuế thu nhập doanh nghệp cao 28%.
- Nhiều công ty, các đại lý cùng ngành đe dọa thị phần, dịch vụ của Công ty. Nguồn nhân lực có trình độ khan hiếm dẫn đến cạnh tranh về nhân lực.
- Hội nhập kinh tế dẫn đến cạnh tranh quyết liệt hơn. Những nhân tố như thuế nhập khẩu, gia tăng tỷ giá, tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển số mới và lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ôtô.
- Cùng với đó, theo cam kết với ASEAN, thuế nhập khẩu theo Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) sẽ giảm xuống 0% vào năm 2018. Đó là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ôtô non trẻ Việt Nam.
2.3. Điểm mạnh
- Công ty cổ phần Vân Nam là đại lý ủy quyền của Công ty TNHH ISUZU Việt Nam, do đó Công ty luôn được hưởng những ưu đãi về giá cả và các vấn đề khác như: thanh toán, đặt hàng, chiết khấu, hỗ trợ chương trình…
- Phụ tùng chính hãng ISUZU có chất lượng toàn cầu theo tiêu chuẩn ISUZU Nhật Bản. Sử dụng phụ tùng chính hãng làm tăng hiệu quả làm việc bền bỉ và tăng tuổi thọ cho chiếc xe ISUZU của Quý khách.
- Chí phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng sản xuất tương đối tốt
- Sử dụng phụ tùng chính hãng ISUZU tạo cho Quý khách một cảm giác thoải mái tin cậy và an toàn khi lái xe. Đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc của khách hàng một cách rất hiệu quả.
2.4. Điểm yếu
- Việc đầu tư cho công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô là rất tốn kém. - Hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng còn yếu.
- Thị trường nội địa nhỏ, thiếu đội ngũ nhân công có tay nghề.
- Chi phí sản xuất cao bởi nhập khẩu phần lớn máy móc linh kiện để sản xuất. Công suất sử dụng của các cơ sở lắp ráp là rất thấp
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp so với nhu cầu.
- Nguồn hàng của công ty mẹ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp nhu cầu.