Điều 33. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục An toàn lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện thống nhất Quy chuẩn này trong cả nước và kiểm tra quá trình thực hiện.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến đá thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân làm công việc có liên quan tới khai thác, chế biến đá tùy theo chức trách, nhiệm vụ, cương vị công tác phải thi hành đầy đủ những quy định trong bản quy chuẩn này.
Những ai vì thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý không chấp hành các quy định của quy chuẩn này để gây ra tai nạn, sự cố thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy định của Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
5. Trong trường hợp các hiệp định song phương hoặc đa phương mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó.
Điều 34. Tài liệu viện dẫn
Trong Quy chuẩn này có sử dụng các tài liệu viện dẫn sau:
1. TCVN 5178 : 2004: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác, chế biến đá lộ thiên.
2. TCVN 7447 : 2005 - Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà
3. QCVN 02:2008/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
4. TCVN 5326 : 2008 - Tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên
5. QCVN 04:2009/BCT: Quy phạm an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. Các văn bản viện dẫn quy định tại điều này là văn bản pháp quy hiện hành, khi có văn bản mới thay thì thực hiện theo văn bản mới.