Qua việc nghiên cứu cơ quan lập pháp Nhật Bản giai đoạn từ 1946 đến nay, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn. Đây là những kinh nghiệm bổ ích mang tính chất tham khảo và học tập đối với Việt Nam, mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vì vậy Quốc hội là cơ quan tối cao đại diện cho quyền lực của nhân dân, cho nên việc tham khảo các kinh nghiệm của nước ngoài vào việc xây dựng và hoàn thiện cơ quan lập pháp của chúng ta là rất cần thiết. Qua việc xem xét và nghiên cứu cơ quan lập pháp chúng ta một số kinh nghiệm như sau.
Vấn đề nhân sự ( Đại biểu) và hoat động của Quốc hội
Thứ nhất. Các đại biểu phải có đủ đức và tài để thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Đại diện trong Quốc hội bao gồm các nghị sĩ (các đại biểu Quốc hội), các nghị sĩ được nhân dân tín nhiệm và bầu họ vào cơ
quan quyền lực nhà nước tối cao này, họ thay mặt nhân dân và nhân dân gửi gắm ở họ những tâm tư tình cảm. Chúng ta nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động của Quốc hội, hiệu quả của quá trình lập pháp phụ thuộc vào chất lượng các nghị sĩ đại diện cho nhân dân trong Quốc hội. Hiệu quả hoạt động và quá trình lập pháp muốn đạt hệu quả cao thì phải thay đổi chất lượng các nghị sĩ này với tư cách là đại diện cho nhân dân, hay nói cách khác nếu chất lượng các nghị sĩ không cao thì không thể nào có quốc hội hoạt động hiệu quả và quá trình lập pháp đạt hiệu quả cao. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta phải tiêu chuẩn hoá các yêu cầu đối với các nghị sĩ trong quá trình lựa chọn các đại biểu vào Quốc hội. Các đại biểu phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Trung thành với tổ quốc
Có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.
Có phẩm chất và đạo đức gương mẫu chấp hành pháp luật. Được nhân dân tín nhiệm.
Các tiêu chuẩn trên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lực chọn các đại biểu vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, nó có ý nghĩa hướng dẫn nhân dân trong quá trình lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội, nó vừa có ý nghĩa đảm bảo phần nào nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của các đại biểu Quốc hội.
Thứ hai. Xây dựng đội ngũ các đại biểu chỉ chuyên hoạt động ở cơ quan lập pháp.
Cái thiếu sót ở nước ta bây giờ mà nhiều học giả cũng như các chính khách của nước ngoài khi đánh giá về cơ quan lập pháp của nước ta là, chúng ta chưa có một cơ quan lập pháp hoạt động một cách chuyên nghiệp, chưa có các nghị sĩ chỉ chuyên hoạt động ở cơ quan lập pháp. Trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội chúng ta cũng phải thấy rằng cái yếu của chúng ta là các nghị sĩ đều là kiêm nghiệm, vừa là đại biểu của
chức xã hội với những cương vị nhất định. Trong hoàn cảnh đó hiệu quả hoạt động của các nghị sĩ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của họ và công việc, giữa việc tham gia công việc đang công tác và vai trò đại biểu trong Quốc hội. Do đó đòi hỏi chúng ta phải cố một đội ngũ các đại biểu chuyên nghiệp (chuyên vào cơ quan lập pháp)
Thứ ba. Muốn các đại biểu hoạt động có hiệu quả thì cũng cần quan tâm cải tiến các chính sách, chế độ đối với các đại biểu, tạo điều kiện thoả đáng cho hoạt động của các đại biểu, nâng dần tỷ lệ đại biểu chuyên trách trong Quốc hội nhất là các đại biểu hoạt động trong các lĩnh vực như hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, có chế độ huy động trong việc tư vấn giúp các đại biểu tham gia xây dựng các quyết định. Những vấn đề nêu trên đối với cơ quan lập pháp Nhật Bản họ làm rất tốt các vấn đề này, lương của các nghị sĩ rất cao và hoạt động một cách chuyên nghiệp, do vậy hoạt động của cơ quan lập pháp Nhật Bản hiệu quả rất cao đáng để chúng ta học hỏi tham khảo.
Thứ tư. Một vấn đề quan trọng nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội thì phải nâng cao hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội. Các kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc Hội, tại các kỳ họp các nghị sĩ thảo luận và đi đến nhất trí thông qua các dự án luật và các quyết định quan trọng của đời sống đất nước. Nhưng để các kỳ họp đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào nhiều vấn đề, như thể mức độ dân chủ hoá trong quá trình diễn ra kỳ họp, cả trong hội trường và ngoài hội trường. Các kỳ họp được phát trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn để nhân dân theo dõi và qua đó có ý kiến, hoặc là tạo điều kiện cho nhân dân có thể dự thính các kỳ họp của Quốc hội. Vấn đề này hiện nay đã được rất nhiều cơ quan lập pháp ở các quốc gia làm và thực sự nó đã mang lại hiệu quả thiết thực đáng để chúng ta học hỏi và thử nghiệm. Để nâng cao hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội việc tìm ra các hình thức, phương pháp thảo luận, tranh luận, biểu quyết là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Thứ năm. Một kinh nghiệm quý mà cơ quan lập pháp của chúng ta cần phải học hỏi ở cơ quan lập pháp của các nước mà trong đó có Nhật Bản nữa đó là tăng thẩm quyền và thời gian họp của cơ quan lập pháp lên. Hạn chế bớt quyền lực của các uỷ ban trong Quốc hội, các vấn đề càng được mang ra thảo luận với số đông Quốc hội thì vấn đề đó khi thông qua càng sâu sát và có chất lượng hơn. Nếu ta kéo dài thời gian họp của Quốc hội thì thời gian làm việc của các đại biểu chuyên trách sẽ được nâng cao. Chính các điều này làm giảm số lượng các công việc mà các uỷ ban của Quốc hội phải làm, làm cho hiệu quả hoạt động của các uỷ ban cũng được nâng cao.
Thứ sáu. Phải có kênh thông tin giữa nhân dân với các đại biểu Quốc hội, để từ đó nhân dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng kịp thời đối với các đại biểu Quốc hội. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc của quốc hội để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Vấn đề tăng cường hỏi ý kiến nhân dân
Quốc hội là một cơ quan dân cử vì vậy để hạt động có hiệu quả thì việc tăng cường hỏi ý kiến của nhân dân là một việc hết sức cần thiết. Tăng cường hỏi ý kiến nhân dân nhất là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân nắm bắt và cho ý kiến về vấn đề đó. Ngoài ra Quốc hội nên có những cuộc điều tra dư luận về việc các quyết định của Quốc hội một cách thực sự cầu thị. Chỉ khi nào Quốc hội làm được như vậy thì mới có thể đạt hiệu quả. Vấn đề này hiện nay là phổ biến ở mọi cơ quan lập pháp trên thế giới nhưng việc nâng cao và tăng cường nó thì không phải là một chuyện dễ dàng.
Vấn đề tăng cường hơn mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan Nhà nước khác
Đây là một vấn đề mang tính đặc thù của Việt Nam,Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
hiện phân công và phối hợp với nhau trong vịêc quản lý xã hội, vì vậy việc tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước là một điều cần thiết và quan trọng hàng đầu. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng thực hiện các chương trình các dự luật hay các quyết định do Quốc hội thông qua là thuộc về các cơ quan khác như cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vì vậy tránh trường hợp chỉ làm cho xong việc của các cơ quan này và mặt khác Quốc hội cần có cơ chế giám sát các cơ quan này để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của đất nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn nó chính là nhân tố quyết định bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyết định tới mục tiêu tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta thông qua nhiều hình thức khác nhau song hình thức chủ yếu là thông qua các cơ quan đại diện cho nhân dân, đó là cơ quan lập pháp (Quốc hội). Vì vậy việc nâng cao hiệu quả làm việc, năng lực hoạt động của Quốc hội Việt Nam thông qua việc nghiên cứu cơ quan lập pháp của các quốc gia trên thế giới là một tất yếu trong sự phát triển để học hỏi và đổi mới nhằm phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan lập pháp trong thể chế nhà nước Việt Nam, đảm bảo quyền lực nhà nước tối cao thuộc về nhân dân.
Nhật bản là một cường quốc ở Châu Á, cũng như các nhà nước tư bản khác mô hình nhà nước đều được xây dựng trên cơ sở thuyết tam quyền phân lập. Mặc dù có cơ sở như vậy, song trên thực tế mỗi nhà nước vẫn có những nét riêng của nó do ở mỗi nước có những điều kiện lịch sử, chính trị, văn hoá khác nhau. Ở Nhật Bản ta thấy có một đặc trưng đó là cơ quan lập pháp quyền lực lấn lướt hai cơ quan hành pháp và tư pháp, tuy rằng trên thực tế vấn đề này còn nhiều điều cần phải lý giải thêm.
Thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá hoạt động đối ngoại mở rông quan hệ hợp tác quốc tế. Trên phương diện lý luận việc nghiên cứu mô hình thể chế nhà nước nói chung và cơ quan lập pháp nói riêng của các nước trên thế giới mà Nhật Bản là một đại diện ở châu Á có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn hội nhập. Học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, hoat động của cơ quan lập pháp các nước trên thế giới để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vấn đề này chỉ trở thành
hiện thực khi nào chúng ta vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề trên.
Trong thời đại toàn cầu hoá, việc cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia, nhất là các nước phát triển có ý nghĩa quan trọng. Tất nhiên việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế luôn luôn phải dựa trên việc phân tích những đặc trưng về môi trường chính trị, trình độ phát triểnvàđặc điểm văn hoá - xã hội của mỗi dân tộc và một điều quan trọng là chúng ta phải đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân nền tảng có ý nghĩa quyết định nhất đối với quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.