Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm bao bì ở công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương (Trang 33 - 39)

Tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có nhiều loại mẫu mã sản phẩm bao bì khác nhau tùy thuộc vào số lượng khách hàng nhưng đều được sản xuất ra trên cùng một dây truyền sản xuất nhưng do các nguyên nhân khác nhau đặc biệt là nhân tố con người mà dẫn đến xuất hiện các khuyết tật gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mỗi loại khuyết tật đều có hiện tượng, nguyên nhân làm sai hỏng trong các giai đoạn quả quy trình sản xuất hoặc do con người, nguyên vật liệu… Để thấy được từng loại khuyết tật và tỷ trọng khuyết tật ta xét các loại bao bì được sản xuất trong 2 năm 2010 – 2011. Từ đó xác định và quy trách nhiệm cụ thể cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục. Sau đây là một số khuyết tật thường gặp ở sản phẩm bao bì các loại của Công ty:

Người NVL Phương pháp Thiết bị 1.1 1.2 2.1 2.3 M. trường 3.1 3.2 4.2 5.2 5.1 4.1 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bao bì 1.3 2.2 32

Dạng khuyết tật Hiên tượng Nguyên nhân

Thưa manh

Sợi manh của bao bì thưa hơn so với yêu cầu khách hàng. Có

thể nhìn thấy các khe hở trên bao bì.

Sợi dệt lên bao bị đứt trong lúc kéo chỉ

Do quá trình dệt bao có sợi bị đan lỗi.

In nhòe, mờ, sắc độ màu in sai

Chữ in trên bao bì không rõ, màu mực bị nhòe trên bao bì. Màu in không đúng với mẫu

thiết kế của khách hàng

Trong quá trình pha màu in không chuẩn.

Do lỗi kỹ thuật của máy in

Lỗi may mép bao Mép bao bì khâu không kín, bị hở mép hoặc bị lệch.

Do công nhân may máy lệch hoặc máy thiếu mũi may. Bao PE lồng trong bao bì

bị rách

Bao PE là bao dùng để chứa đựng sản phẩm được lồng bên

trong vỏ bao bì bên ngoài.

Trong khi lồng bao làm rách bao PE

Cắt lệch kích thước bao.

Là hiện tượng bao bì bị cắt ngắn hơn hay dài hơn so với

tiêu chuẩn.

Do lỗi của người vận hành máy khi cho bao bì vào cắt

Đứt chỉ Vỏ bao có những chỗ đứt đoạn

Kéo chỉ không đều dẫn đến kiểm tra lực căng của chỉ

khiến chỉ bị đứt Như vậy sản phẩm bao bì các loại của Công ty thường xuất hiện 6 khuyết taatj chủ yếu, đối với từng loại thì số lượng các khuyết tật này khác nhau nhiều hay ít. Trong số 6 khuyết tật kể trên đối với các loại bao bì của công ty thỉ sản phẩm hỏng chủ yếu là do các thông tin được in trên bao bì bị nhòe, mờ hoặc không in được. Dạng khuyết tật này chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân của các khuyết tật này được đã được phân tích ở phần các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bao bì như sau:

Dây chuyền sản xuất bao bì của Công ty đã cũ, lạc hậu. Trong quá trình sản xuất, thường bị gián đoạn ở các khâu như may, in. Đặc biệt hệ thống may thường xuyên bị hỏng như đã phân tích ở trên.

giáo dục nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nên dẫn đến nhiều sai sóttrong quá trình sản xuất và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng sản phẩm hỏng nhiều hơn.

Tiếp theo là các khuyết tật vầ đường may, thưa manh hay trong quá trình lồng ghép bao bì gây rách làm hỏng sản phẩm cuối cùng cũng thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất.

Ta có thể xem biểu đồ Pareto dưới đây để thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất đối với sản phẩm bao bì của Công ty, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề. Từ đó có các biện pháp khắc phục thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng7: Các loại khuyết tật đối với sản phẩm bao bì các loại năm 2011

TT Dạng khuyết tật Số sản phẩm khuyết tật (nghìn chiếc) Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tíchlũy (nghìn chiếc) Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy 1 In nhòe, mờ, sắc độ màu in sai 4.313 33,3 4.313 33,3

2 Lỗi may mép bao 3.238 25,0 7.551 58,3

3 Thưa manh 2.175 16,8 9.726 75,1 4 Đứt chỉ 1.101 8,50 10.827 83,6 5 Cắt lệch kích thước bao 1.074 8,30 11.901 91,9 6 Bao PE lồng trong bao bì bị rách 1.050 8,1 12.951 100,0 7 Tổng 12.951 100,0 34

Tóm lại: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương chủ yếu được tập trung vào khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng khi mà sản phẩm đã được hoàn thành. Chính vì vậy việc xuất hiện các sai sót, các khuyết tật đối với sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Để cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm bao bì các loại, Công ty đã và đang nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để cải thiện chất lượng sản phẩmđồng thời tiết kiệm được chi phí, chi phí vật tư, năng lượng. Các biện pháp này bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là công tác giáo dục và đào tạo về tay nghề cũng như sự hiểu biết của toàn bộ người lao động về tầm quan trọng của chất lượng cà ảnh hưởng của nó tới họ như thế nào từ đó có thể giảm được tỷ lệ phế phẩm do sai hỏng trong khâu sản xuất mà chủ yếu là những sai hỏng trong quá trình in bao bì. Mà các nguyên nhân chủ yếu là do:

- Công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm - Thiết bị máy móc

- Nguyên vật liệu đầu vào

xuất, bởi họ mới là người hiểu rõ nhất sản phẩm làm ra đạt chất lượng hay không từ đó phát huy khả năng của người công nhân trong việc đưa ra sáng kiến cải tiến chất lượng cũng như các giải pháp về công nghệ.

2.3.Đánh giá

Năm 2011là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, cũng là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam từng bước dần ổn định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tác động không thuận tới sản xuất, kinh doanh và đời sống. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cũng bị ảnh hưởng của những tác động này, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ những cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công nhân viên công ty cũng đạt được những kết quá đáng chú ý nhưng không thể phủ nhận là còn có rất nhiều tồn tại.

*Thành công:

- Nhìn chung công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn công ty.

- Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là sự hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng của ban lãnh đạo công ty.

- Công nhân sản xuất đã có tầm nhân thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình.

- Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu, thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn.

*Hạn chế:

- Mặc dù đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm, song cách tiếp cận nhận thức về quản lý vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất.

- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các

phòng ban, chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là đối với công nhân lao động trực tiếp.

- Máy móc, thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy móc mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy móc đã cũ của các công ty nước ngoài.

- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm chưa phát huy được hết ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan hệ căng thẳng với bộ phận kiểm tra.

- Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân chỉ dừng lại ở nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm bao bì ở công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương (Trang 33 - 39)