Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến và xuất khẩu điều Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam (Trang 31 - 36)

Việt Nam.

2.1 Đối với Nhà Nước.

a. Các chính sách phát triển vùng nguyên liệu

Do điều kiện thổ nhưỡng, nên khả năng mở rộng diện tích trồng điều ở Việt Nam là rất khó, trong khi đất thích hợp cho dòng điều ở Campuchia và Lào còn khá nhiều. Hơn nữa, hai nước bạn đều cũng đang có chính sách thu hút đầu tư vào cây điều. Với những lý do này và muốn giữ vị trí dẫn đầu và giảm phụ thuộc vào giá điều thô trên thế giới, ngành điều Việt Nam nên có kế hoạch đầu tư và mở rộng diện tích tại nước bạn.

Người trồng điều cần được sự quan tâm của ngành nông nghiệp trong việc phổ biến kỹ thuật canh tác để thâm canh, tăng năng suất. Họ rất cần được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, canh tác để có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro do thời tiết mang lại và nâng cao chất lượng hạt điều.

b. Các biện pháp hỗ trợ về giá.

Chính phủ cần có các chính sách trợ giá để người nông dân tránh thiệt thòi và để họ gắn bó lâu dài với cây điều. Trong đó liên kết giữa “bốn nhà” trong ngành điều cần được củng cố và phát triển vì lợi ích chung của ngành điều và cần có các chính sách phát triển điều hợp lý trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, chế biến để cây điều có thể phát triển bền vững.

Một biện pháp nữa mà Nhà Nước có thể góp phần tạo điều kiện cho ngành điều nước ta phát triển đó là điều phối giá điều thế giới. Với sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới và chất lượng ổn định, ngành điều Việt Nam hoàn toàn có năng lực bình ổn giá trên thị trường toàn cầu. Trước mắt, Việt Nam đã có sàn giao dịch điều mà thế giới sẽ tham chiếu. Đối với thị trường trong nước, Chính phủ nên đưa ra những giải pháp ổn định về giá cho người trồng điều.

c. Các hình thức liên kết, liên minh, mở rộng quy mô trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều.

Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới cần quy hoạch ngay vùng chuyên canh điều, xây dựng một chuỗi sản xuất bền vững liên kết 6 nhà (từ người nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý tới người thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu) nhằm gia tăng giá trị cho hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới. Tiếp theo, Chính Phủ nên định hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là không mở rộng thêm công suất hay đầu tư thêm nhà máy chế biến hạt điều mới; giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách thành lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, tập trung đầu tư vùng nguyên liệu, tìm giống mới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng giá trị doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

d. Chính sách hỗ trợ về tài chính.

Việc cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều được tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp sẽ là một giải pháp giúp tăng quy mô và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều. Qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước xuất khẩu khác. Trước mắt, các doanh nghiệp chế biến hạt điều đang thiếu nguồn vốn để nhập khẩu nguyên liệu. Về trung và dài hạn, các doanh nghiệp này cũng cần nguồn vốn đẩ đầu tư thiết bị máy móc để hiện đại hóa khâu chế biến, tăng hiệu quả và có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

điều Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các hội chợ, triển lãm, festival…

2.2 Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu diều.

a. Xây dựng thương hiệu cho Điều Việt Nam.

Một giải pháp mang tính chiến lược hiện nay là ngành điều Việt Nam cần tạo nên một thương hiệu đủ mạnh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước chất lượng nhân điều của Việt Nam ngày càng được nâng cao và có uy tín trên thị trường thế giới. Sản phẩm hạt điều Việt Nam đã và đang từng bước thâm nhập vào thị trường của một số nước như Brazil, Bắc Mỹ, châu Âu, thậm chí cả “cường quốc điều” như Ấn Độ. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan thì số người biết đến hạt điều của chúng ta vẫn còn ít so với tiềm năng, đơn giản vì chúng ta vẫn chưa xây dựng cho mình một thương hiệu.

b. Đầu tư công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu.

Giải pháp tiếp theo là các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và các sản phẩm sau nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng sản phẩm; quy hoạch lại vùng nguyên liệu điều trên cơ sở cân đối giữa năng lực sản xuất, chế biến và định hướng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Các doanh nghiệp chế biến điều cần đầu tư cho người trồng điều nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, gắn kết nhà máy với vùng nguyên liệu.

c. Xây dựng lực lượng nhân công lành nghề.

Rõ ràng rằng nếu các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu Điều nói riêng sẽ có năng suất và hiệu quả làm việc

cao hơn nếu có được đội ngũ công nhân lành nghề. Việc đầu tư máy móc và công nghệ sản xuất cũng rất quan trọng nhưng cần phải có những công nhân có trình độ để thực hiện việc điều khiển máy móc đó. Hay đối với những công đoạn phải dùng thủ công thì cũng cần có các lao động lành nghề để giảm chi phí nguyên vật liệu bị làm hỏng.

Kết luận

Ngành sản xuất, chế biến điều và xuất khẩu các sản phẩm từ hạt điều của Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển và trong tương lai sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta. Ngành Điều sẽ góp phần lơn trong việc tăng thu nhập quốc dân nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân những người đang ngày đêm chăm bón cho hàng trăm hecta điều.

Với đề tài nghiên cứu này của mình, em hi vọng có thể giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về ngành sản xuất, chế biến hạt điều trong nước, tình hình xuất khẩu hạt điều và các sản phẩm từ điều, thông qua đó đánh giá được tiềm năng của ngành Điều Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi thì ngành Điều nước ta còn phải đối mặt với một số những bất lợi cái mà khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn. Do đó cần phải có sự kết hợp giữa Nhà Nước, nhà thu mua, nhà chế biến và nhà sản xuất để cùng nhau đưa ngành Điều trong nước giữ vững vị trí số 1 thế giới.

Bài đề án của em chỉ mới nghiên cứu khái quát tiềm năng của ngành Điều Việt Nam và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía các thầy cô.

Em xin chân thành cám ơn Th.s Nguyễn Thị Liên Hương đã cố vấn và hướng dẫn cho em hoàn thành bài đề án này.

Một phần của tài liệu Tiềm năng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w