Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHCT Lưu Xá Thái Nguyên (Trang 51 - 52)

- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Ngân hàng và có quyền điều hành cao nhất trong Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng ban.

3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

3. Một số kiến nghị

3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng và các dịch vụ định chế tài chính trung gian trong việc tạo nguồn và cung ứng vốn cho nền kinh tế theo hướng cải tiến đổi mới mô hình tổ chức, khả năng kinh doanh và điều hành của cả hệ thống Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ. Để công cụ lãi suất phát huy vai trò của mình thì Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục có chính sách đúng đắn cụ thể đưa ra lãi suất cơ bản và biên độ dao động phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế nghĩa là tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của tăng trưởng kinh tế, của hoạt động Ngân hàng để định ra lãi suất cơ bản hợp lý phù hợp với mối quan hệ cung cầu về vốn và đảm bảo cho các Ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi. Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi thường xuyên liêntục lãi suất trên thị trường vốn và tỷ lệ lạm phát trên thị trường háng hoá để điều chỉnh kịp thời linh hoạt sao cho lãi suất danh nghĩa bằng lãi

dự tính. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp chính sách để hạ dần mức lãi suất bằng lãi suất trên thế giới. Điều này sẽ thu hút càng nhiều nguồn vốn nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên trước mắt Ngân hàng cần điều chỉnh chính sách lãi suất theo hướng xoá bỏ dần sự chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Chỉ để một mức chênh lệch hợp lý để cho dân chúng không đổi hết nộ tệ sang ngoại tệ để tránh dẫn đến sức ép về tỷ giá.

Hiện nay hoạt động ngân hàng tuân theo sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều quy định khác thể hiện tính chất tiến bộ phù hợp với tình hình mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong các văn bản vi phạm pháp luật này vẫn còn các quy định chưa rõ ràng như quy định vốn tự có của ngân hàng, quy định về các hoạt động huy động vốn, các quy định về chỉ tiêu hoạt động của Nhân hàng bị thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn điều đó cho thấy những yếu tố còn thiếu chặt chẽ trong luật và các văn bản dưới luật của Ngân hàng Nhà nước ban hành điều đó đòi hỏi các cơ quan ban hành văn bản quy phạm về lĩnh vực Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung các văn bản hiện hành cho phù hợp, tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách liên quan đến hoạt động Ngân hàng một cách chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHCT Lưu Xá Thái Nguyên (Trang 51 - 52)