Thành tựu-hạn chế-nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA pptx (Trang 30 - 34)

3.1 Thành tựu

- Tổng cty đã vượt qua qua năm 2008 khủng hoảng và năm 2009 suy thoái một cách tốt đẹp và đang hướng tới năm 2010 đầy triển vọng

- Là doanh nghiệp dẫn đầu về nhà tổng thấu EPC trong nước và đang

hướng cty vươn ra nước ngoài

- Đạt nhiều danh hiệu do nhà nước khên tăng như: nhận giải thưởng

Vương miện chất lượng quốc tế do Tổ chức sáng tạo Thương mại Quốc tế - BID - bình chọn; Là đơn vị được nhận danh hiệu anh hùng lao động; Được vinh danh Sao vàng Đất Việt...

- LILAMA đã xây dựng được một đội ngũ những người thợ lắp máy có

bản lĩnh, trình độ tay nghề cao ngang tầm quốc tế và khả năng tiếp nhận nhanh nhạy những kiến thức khoa học kỹ thuật mới.

- Chính sách phát triển, chiến lược về nhân sự, chiến lược về công việc cụ

- Trải qua 50 năm hoạt động và phất triển, LILAMA đã xây dựng riêng cho mình một thương hiệu, tạo uy tín lớn cho khách hàng về chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình

- Thị trường xây dựng của công ty khá rộng trên cả nước, đặc biệt là ở

miền nam và miền bắc

- Vốn của công ty tương đối lớn đáp ứng đầy đủ nguồn tài chính cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động vốn từ việc đóng góp cổ phần của nhiều cổ đông.

- Ban lãnh đạo cấp cao của công ty là những con người có năng lực, kinh

nghiệm trong nghành và luôn đặt chữ Tâm và Tài song song bên nhau. Tổng giám đốc Phạm Hùng - một con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đã mang sẵn trong mình dòng máu của tính cần cù, chịu thương chịu khó vươn lên không mệt mỏi.Vốn là một kĩ sư tốt nghiệp Trường Năng lượng Moskva (Liên Xô cũ), trải qua một quá trình đúc rút kinh nghiệm làm việc tại nhiều công trình công nghiệp của đất nước. Ông đã mang theo kiến thức cũng như bề dày kinh nghiệm của mình để đưa Lilama ngày càng trở lên lớn mạnh, tuy là một tổng giám đốc đứng đầu của một đơn vị với hơn 20000 cán bộ công nhân viên nhưng người ta vẫn luôn thấy kỹ sư - tổng giám đốc Phạm Hùng đầu đội mũ bảo hộ luôn sát cánh với anh em công nhân trên từng công trình…Và có lẽ tất cả những điều đó đã làm nên một doanh nhân – Anh hùng lao động Phạm Hùng trong thời kì đổi mới với 20.000 con người và những công trình mang thương hiệu Lilama trên mọi miền đất nước..

3.2 Hạn chế

- Năm 2007 Viêt Nam ra nhập WTO thách thức lớn từ các tập đoàn xây

dựng nước ngoài với quy mô và nguồn vốn dồi dào làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa linh động, chưa bắt kịp những

- LILAMA gặp nhiều khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong thời gian qua

- Sản phẩm xây lắp, xây dựng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên nhiều trường hợp bị chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thi công

- Gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trong 3 năm trở lại đây - Tính hiệu quả của các dự án mà LILAMA đầu tư từ năm 2004-2007 không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay nên làm giảm vốn đầu tư của cty

3.3 Nguyên nhân

- Việt Nam ra nhập WTO là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đáng lo ngại cho các doanh nghiệp trong nước. Mừng khi rào cản thương mại được giỡ bỏ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu các mặt hàng sang các nước nhưng đây cũng chính là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong nước khi rào cản thương mại trong nước không còn cũng là cơ hội cho các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh nhẩy vào thị trường Việt Nam tạo nên một môi trường kinh doanh vô cùng khốc liệt hay nói cách khác sự canh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và Tổng cty lắp máy nói riêng lúc này gặp phải vấn đề rất lớn về tiềm lưc tài chính khi đối thủ cạnh tranh của họ là những doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lưc lớn.

- Hiện nay với cơ chế đấu thầu chủ yếu là cạnh tranh về giá nên hầu hết các công trình lớn của quốc gia đều do Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Không nhận được công trình, không tạo được công ăn việc làm cho công nhân viên cty. Hậu quả của những tác động kinh tế và hệ luỵ của nó tới cán bộ công nhân viên và toàn xã hội đang rất nghiêm trọng.

- Thị trường 3 năm trở lại đây khá phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các cty cũng như Lilama không thể có chiến lược phat triển phù hợp

- Từ năm 2008 thị trường tài chính, tín dụng có nhiều sự thay đổi, bất ổn, bên cạnh đó khủng hoảng kinh tế thế giới đang là một vấn đề nhức nhối. Những dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc chuẩn bị khởi công xây dựng đều

bị chậm do những biến động của thị trường, lãi suất huy động tăng cao nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiểu quả đầu tư dự án cũng như việc thu xếp vốn để thực hiện các dự án.

- Chỉ chú trọng vào đầu tư mà không tính đến kết quả sản phẩm có phù hợp với nền kinh tế khi nó được hoàn thành là một bài học đáng nhớ cho LILAMA suốt những năm 2004-2007, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho đầu tư những dự án sau

Phần III: Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công Ty trong những năm tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mục tiêu năm 2010

 Giá trị sản xuất kinh doanh: 19.171 tỷ đồng, tăng 17% so với thực

hiện năm 2009

 Tổng doanh thu 14.316 tỷ đồng, tăng 54% so với thực hiện năm

2009

 Lợi nhuận trước thuế: 375 tỷ dồng, tăng 75% so với thực hiện năm

2009

 Đầu tư xây dựng cơ bản: 1.575 tỷ đồng, tăng 96% so với thực hiện

năm 2009

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA pptx (Trang 30 - 34)