Khoảng cách trồng 2 m, thu hoạch ở thời điểm 24 tháng đem lại lợi nhuận cao nhất so với các khoảng cách trồng xen khác
ở cùng thời điểm thu hoạch, đạt mức lãi thuần là 66, 2 triệu đồng/ha. Tương tự như vậy, khoảng cách trồng 2 m, thu hoạch ở thời điểm 36 tháng cũng có lợi nhuận cao nhất so với các khoảng cách trồng xen khác được thu hoạch cùng thời điểm với mức lãi thuần đạt:75,8 triệu đồng/ha.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận 1.Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu mức độ thiệt hại về mặt hình thái của tập đoàn giống cao su ở miền núi phía Bắc đã xác định được khả năng chịu lạnh của một số giống cao su: nhóm chịu lạnh tốt: IAN 873, VNg 77-2, VNg 77-4 DVT 27, DVT 30, DVT 54. Nhóm chịu lạnh trung bình: VN 73-46, GT 1, RRIM 600, RRIM 712, RRIV 1, RRIC 121; DVT 54 và DVT 59. Nhóm chịu lạnh kém: RRIV 106, RRIC 100 và các các dòng vô tính: 23, 24, 25, 26, 34, 37, 38, 39, 44, 45, 48, 55, 58. Trong đó, những DVT cho năng suất cao trong năm cạo đầu tiên bao gồm: RRIV 124 (10,3 tạ/ha), DVT 27 (8,3 tạ/ha) và VNg 77-4 (6,2 tạ/ha).
1.2. Nhóm giống có khả năng chịu lạnh: IAN 873, RRIV 124 và VNg 77-4 có kích thước tầng lá nhỏ, tổng số lá/1 tầng lá ít (20,2-21,8 lá/tầng) nhưng có độ dày mô dậu, độ dày biểu bì lá lớn hơn so với nhóm kém chịu lạnh: RRIV 1 và RRIC 121. Chỉ số thiệt hại có tương quan âm tương đối chặt với độ dày mô dậu (r = -0,66) và có tương quan âm chặt với độ dày biểu bì (r = -0,74). Chỉ số thiệt hại của lá với một số chỉ tiêu giải phẫu lá được thể hiện qua phương trình tương quan: Y = 111,7 - 2,82*Biểu bì - 0,76*Mô dậu.
1.3. Dưới điều điện nhiệt độ thấp 80C kéo dài trong 60 giờ, nhóm
giống chịu lạnh: IAN 873, RRIV 124 và VNg 77-4 đã hạn chế được sự suy giảm hàm lượng sắc tố chlorophyll a, chlorophyll b và chlorophyll (a+b) so với nhóm kém chịu lạnh là RRIV 106 và RRIV 121, đồng thời có sự gia tăng mạnh hàm lượng proline và hoạt tính của enzyme catalase. Chỉ số thiệt hại trên lá của các giống cao su có mức tương quan âm chặt với chlorophyll a (r = -0,72), chlorophyll b (r = -0,78), chlorophyll (a+b) (r = -0,76); có tương quan âm rất chặt hàm lượng catalase (r = -0,9) và hàm lượng Proline (r = -0,96). Chỉ số thiệt hại của lá được xác định tốt nhất thông qua thông qua phương trình hồi quy tuyến tính: Y = 14,7 + 49,8*Chla - 50,5*Chlb - 0,28*Car.
1.4. Trong năm trồng thứ nhất, vườn nhân giống VNg 77-4 mật độ 20.000 cây/ha, bón lót 30 tấn phần chuồng/ha có hệ số nhân giống đạt 247
ha/năm, đồng thời cho hiệu quả kinh tế lớn nhất (19,9 triệu/ha). Trong năm trồng thứ 2, thời vụ đốn tháng 10 và tháng 2 có khả năng cung cấp khoảng 260.000-280.000 mắt/ha với hệ số nhân giống là: 345 và 367 ha/năm tương ứng với từng thời vụ. Thời vụ ghép tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 có tỷ lệ cây xuất vườn ở thời vụ trồng sớm đạt trên 80%.
1.5. Phân bón kali clorua với liều lượng 0,25, 0,50, 0,75 và 1,00 g K2O/bầu đã hạn chế sự suy giảm nồng độ sắc tố quang hợp cũng như chỉ số Fv/Fm; thúc đẩy sự tích lũy prolin ở lá cây cao su dưới điều kiện sốc
nhiệt độ thấp (80C) trong thời gian ngắn (12 giờ và 48 giờ), làm giảm
hoạt tính catalase trong lá cao su bị sốc nhiệt độ thấp so với cây không được bón kali.
1.6. Với vườn cao su KTCB, thời vụ bón phân thích hợp: lần 1 vào tháng 3-4 và lần 2 tháng 7-8. Lượng phân bón tăng 1,5 lần so với quy trình
(90 Kg N + 90 kg P2O5 + 45 kg K2O /ha), không bổ sung Magie Sunphat
giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong lá và cho năng suất mủ cao nhất.
1.7. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Cây riềng có khả năng trồng xen trên vườn thời kỳ KTCB đến trước khai thác. Khoảng cách trồng xen riềng phù hợp trên hàng cao su là 2,0 m. Thời gian thu hoạch riềng có hiệu quả từ 24 đến 36 với năng suất đạt 17,2 - 19 tấn/ha tương ứng với từng thời điểm thu hoạch và đạt lợi nhuận từ: 62,2 - 75, triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, trồng xen riềng không làm suy giảm sinh trưởng của cây cao, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đất của vườn trồng cao su.
2. Đề nghị
2.1. Phát triển những dòng vô tính cao su có khả năng chịu lạnh và cho năng suất cao như: RRIV 124, VNg 77-4 vào sản xuất tại vùng miền núi phía Bắc; không trồng cao su tại những vùng có cao trình trồng > 600 m.
2.2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu về mật độ trồng vườn nhân, thời vụ ghép, thời vụ đốn trên vườn nhân và lượng phân bón kali trong sản xuất cây giống cao su tại vùng miền núi phía Bắc.
2.3. Tiếp tục đánh giá đặc tính nông sinh học của một số DVT trên thí nghiệm TNPH 12 và thí nghiệm phân bón trong giai đoạn kinh doạnh.