Một số giải pháp trong việc đổi mới chính sách lãi suất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay ppt (Trang 27 - 30)

1. Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý giữa lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Hiện nay sau các quyết định về điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn đã tăng tương đối so với lãi suất ngắn hạn. Song để đạt được mục đích chuyển vốn vay ngắn hạn sang dài hạn và trung hạn, thì vấn đề xác định mức lãi suất hợp lý cần phải được xem xét cụ thể hơn.

+ Lãi suất trung và dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn vì nó phải chứa các yếu tố rủi ro và trượt giá nhiều hơn.

+ Quá trình điều chỉnh phải tạo ra sự cân đối trong cơ cấu vay vốn.

2. Xác định chênh lệch tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài. hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài nguyên tắc bảo đảm cho vay trong nước phải cao hơn lãi suất thế giới cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ lạm phát và giá trị đồng nội tệ khi điều chỉnh. Thực tế cho thấy năm 1995 Việt Nam thu hút được vốn đầu tư nước ngoài 6,471 triệu USD với 311 dự án được cấp giấy phép. Vì vậy để đạt được sự hợp lý trong chính sách điều chỉnh lãi suất cần đồng thời tiến hành đồng bộ với các giải pháp khác để thúc đấy qua trình đầu tư, giải toả tình trạng ứ đọng vốn nội tệ trong thời gian qua do các doanh nghiệp thích vay vốn bằng ngoại tệ hơn nội tệ gây ra tình trạng “ đôla hoá” trong nền kinh tế.

Nhưng việc lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ lại dẫn đến tình trạng + Kém thu các nguồn vốn ngoại tệ từ lưu thông để nhằm mục đích phát triển nền kinh tế vì lãi suất không hấp dẫn.

+ Gây nên sự mất bình đẳng trong thu nhập giữa người gửi tiền ngoại tệ và nội tệ. Đồng thời tạo cơ hội trục lợi không chính đáng cho nhưng người vay vốn ngoại tệ ngân hàng.

Vì vậy mục tiêu của ngành ngân hàng là cần phải điều chỉnh lại tỷ lệ lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ song bên cạnh đó phải có sự tương đồng trong chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiên nay.

3. Hoàn thiên môi trường pháp lý ngân hàng tạo niềm tin và khuyến khích nhân dân gủi tiết kiệm. nhân dân gủi tiết kiệm.

Lý luận thực tiễn cho thấy kinh doanh tiền tệ là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiên môi trường pháp lý do hai lý do: thứ nhất do tính hấp dẫn bản thân đồng tiền, thứ hai do tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường hoàn thiện môi trường pháp lý ngân hàng là yêu cầu cấp bách. Trước hết là việc sửa đổi và hoàn thiện luật ngân hàng, tăng cường vai trò kiểm soát của ngân hàng nhà nước, hình thành và hoàn thiên ngân hàng cổ phần, các công ty tài chính. Từ đó thúc đẩy khả năng sử dụng vốn hợp lý, tạo mối liên hệ giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ. Và sau là thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt, tạo tiền đề cho công cuộc tự do hoá lãi suất.

+ Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu, bên cạnh nhưng thuận lợi thì vấn đề này đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, vấn đề tự do hóa tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên đối với Việt Nam lúc này, tự do hoá lãi suất chưa phù hợp do một số nguyên nhân sau:

- Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng hệ thống tài chính vấn kém phát triển và tình trạng thiếu thông tin về thị trường tài chính, đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn.

- Nếu xã hội áp đặt vào hệ thống tài chính quá nhiều các mục tiêu quốc gia như chính sách lãi suất ưu đãi với đối tượng chính sách, phát triển khu vực nông nghiệp ... thì việc Chính Phủ can thiệp sẽ là khó khăn. Điều nay làm cho chính sách lãi suất kém hiệu quả.

- Các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp chưa đủ mạnh để chi phối thị trường.

- Tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại đang xấu đi, do vốn tự có thấp và tồn tại một số lượng lớn nợ khó đòi. Khi tự do hoá lãi suất, bước sang cạnh tranh mạnh mẽ có thể làm các ngân hàng này phá sản.

+ Vì vậy để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

- ổn định kinh tế vĩ mô về các mặt: tốc độ tăng GDP, kiểm soát lạm phát, cân đối ngân sách nhà nước.

- Củng cố hệ thống tài chính - ngân hàng từ trung ương đến cơ sở. Tăng cường thông tin về thị trường tài chính – tiền tệ – chứng khoán, đảm bảo cân bằng cung cầu về vốn.

- Xác định và phân chia rõ ràng nhiệm vụ, các mục tiêu chính sách quốc gia về kinh tế – xã hội cho hệ thống tín dụng ngân hàng.

- Đấy mạnh hơn nữa các hàng hoá cho thị trường chứng khoán nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Kết Luận

Lãi suất chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích, do đó chính sách lãi suất phải gắn liền với các chính sách kinh tế mà trực tiếp là chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại. Vì vậy chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi tuỳ theo thị trường, tuy theo giai đoạn phát triển và yêu cầu phát triển kinh tế đặt ra trong mỗi thời kỳ của từng quốc gia.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách lãi suất đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trước tiên là nhiệm vụ trực tiếp của ngân hàng nhà nước, cơ quan đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên để có được sự thành công trọn vẹn, cần thiết và đòi hỏi có sự liên kết giữa các Bộ, Ban ngành từ trung ương đến địa phương, trách tình trạng qui định chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến sự trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm hay lợi dụng kẽ hở pháp luật để tham nhũng.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam cần phải có một bước tiến mới trong quá trình điều chỉnh xây dựng và hoàn thiện chính sách lãi suất theo nguyên tác lãi suất dương, đảm bảo mềm dẻo linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, nâng dần tính chất gián tiếp và điều tiết cho vay vốn.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay ppt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)