Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm 2 Cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:

Một phần của tài liệu Tuyển tập các câu hỏi lý thuyết sinh học Sinh học tế bào từ đề thi HSG (Trang 41 - 50)

2. Cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:

+ Thí nghiệm 1 và 2 + Thí nghiệm 3 và 5 + Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 + Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8

Đáp án

1. Sản phẩm được sinh ra: TN1: Manto

TN2: Không biến đổi TN3: Axit amin

TN4: Không biến đổi TN5: Axit amin

TN7: Glyxerin + Axit béo TN8: Không biến đổi

2. Mục tiêu của các thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể

(khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy.

- Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc táccơ chất

của enzim càng tăng (trong giới hạn).

- Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi

trường có độ pH xác định.

- Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất

(cơ chất) nhất định.

Câu 65

a. Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.

b. Người ta dùng đồng vị phóng xạ Cacbon C14 để đánh dấu axitamin alalin trong

một phân tử protein để theo dõi sự di chuyển của nó bên trong tế bào. Điểm bắt đầu là xoang màng nhân, điểm cuối là chất tiết bên trong tế bào. Hãy mô tả lộ trình đó?

- Đáp án

a. Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung. Chức năng của bộ máy Gôngi:

+ Gắn nhóm cacbohiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; tổng hợp một số hoocmôn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi tiết, lizôxôm).

+ Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp đến vị trí khác trong tế bào, hoặc xuất bào.

+ Trong các tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp nên các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

b. Lộ trình: Xoang màng nhân → xoang lưới nội chất → bóng tải → thể gôngi → túi tiết → xuất bào chất tiết.

Câu 66

1. Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường?

2. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể động vật thì tế bào bạch cầu lympho B tiết ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy cho biết vai trò của mỗi loại bào quan ở tế bào lympho B tham gia vào quá trình sản xuất và tiết kháng thể?

Đáp án

1. Do tế bào gan của người bệnh này bị đầu độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh để tạo ra nhiều enzim có tác dụng giải độc.

2. Các bào quan tham gia tiết kháng thể: Lưới nội chất hạt (riboxom), bộ máy Gongi.

- Lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp chuỗi poilipeptit. Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp ở lưới nội chất hạt thì được đóng gói trong các bóng tải để chuyển đến bộ máy gongi.

- Bộ máy gongi làm nhiệm vụ biến đổi chuỗi polipeptit, gắn các chuỗi polipeptit thành một kháng thể hoàn chỉnh, sau đó đóng gói trong các túi tiết để xuất bào ra khỏi tế bào (đổ vào máu và dịch bạch huyết).

Câu 67

a. Vì sao khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô?

b. Tại sao bào quan lizôxom lại không bị phá huỷ bởi chính các enzim chứa trong nó? Tế bào nào có ít lizôxôm nhất? Ở loại tế bào này nếu lizôxôm bị vỡ sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Đáp án

a.

- Khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô, vì:

+ Bộ máy Goongi có vai trò lắp ráp protein và glucozơ thành sợi glicoprotein và được phân phối đến chất nền ngoại bào.

+ Tại chất nền ngoài bào, sợi glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ, hữu cơ khác có vai trò liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô.

+ Bộ máy Goongi hỏng nên không thể lắp ráp protein và glucozơ thành sợi glicoprotein có chủ yếu trong chất nền ngoại bào để thu nhận thông tin, liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô.

b.

- Lizôxom không bị phá huỷ bởi các enzim trong nó vì: màng lizzôxom có lớp glicôproteit phủ phía trong.

- Tế bào có ít lizoxom nhất:

+ Tế bào có ít lizôxôm nhất: Tế bào phôi.

+ Tế bào có ít lizôxôm bị vỡ khi pH = 7,2 => tế bào bị hủy hoại.

Câu 68

Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào:

a. Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?

b. Nêu một vai trò của đại diện ở hình A với tế bào và một vai trò đối với cơ thể người?

Đáp án

a. Xác định tên các đại phân tử ở từng hình vẽ: - A là: Xenlulose.

- B là protein.

- C là lipit đơn giản (Triglyxerit). - D là axit nucleic.

b. Vai trò của xenlulose:

+ Đối với tế bào: tham gia vào cấu tạo thành tế bào thực vật giúp giữ hình dạng tế bào, tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.

+ Đối với cơ thể người: Xenlulose không cung cấp năng lượng cho người nhưng khi qua thành ống tiêu hóa tạo ra ma sát do mài mòn vào thành ống tiêu hóa giúp tăng quá trình tiết dịch của các tế bào thành ống tiêu hóa.

Câu 69

Hình dưới thể hiện một phần cấu tạo của một chất hữu cơ trong tế bào cơ của người:

Hãy quan sát hình trên và cho biết:

a. Đây là chất hữu cơ nào trong tế bào cơ? Nêu cấu trúc chất hữu cơ đó trong tế bào?

b. Làm thế nào để phân biệt được các chất hữu cơ trên trong tế bào cơ với tinh bột?

Đáp án

a. Đó là Glycogen.

- Glycogen là chất dự trữ glucid của động vật, gồm 2 liên kết α -D 1-4 và α-D 1-6 glucoside, nhưng nó khác tinh bột ở chỗ là sự rẽ nhánh rậm rạp hơn, cứ cách 8-10 phân tử glucose có một liên kết nhánh α-D 1-6.

b. Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên: - Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.

- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen. Giải thích:

- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có mạch không phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh, phân nhánh

thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh bột các phân tử iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu xanh tím.

- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 -12 đơn phân có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử iot iot kết hợp với mạch phân nhánh nhiều cho màu tím đỏ

Câu 70

Tại sao khi trời rét, người ta thường bón tro bếp để tránh cho cây chết rét?

Đáp án

- Trời rét: độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, khiến các hoạt động sống trong tế bào không diễn ra được.

- Bón tro bếp (chứa K+): làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh và tăng hấp thu nhiệt => tế bào hoạt động trở lại.

Câu 71

Ebola là loại virus gây sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng khác. Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần cấu tạo của virus Ebola trong hình bên. Phân biệt quá trình tổng hợp vật chất di truyền của Ebola và HIV trong tế bào chủ.

Đáp án

Chú thích: 1. Vỏ ngoài; 2. Gai glycoprotein; 3. Vỏ capsit. Tổng hợp:

- Ebola: hệ gen ARN (-) sử dụng enzim của virus để phiên mã thành mARN bổ sung, sau đó mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp các bản sao ARN khác là hệ gen của virus mới.

- HIV: trong tế bào chất, 2 sợi ARN (+) sử dụng enzim của virus để phiên mã ngược tạo phân tử ARN-ADN lai => enzim phiên mã ngược tiếp tục xúc tác tổng hợp mạch ADN thứ hai bổ sung với mạch thứ nhất => tạo thành ADN kép =>

ADN đi vào nhân cài xen vào NST của tế bào chủ => phiên mã ADN để tổng hợp mARN là hệ gen của virus mới.

Câu 72

Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?

a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra. b. Xenlulozơ tìm thấy nhiều trong lục lạp.

c. Côlestêrôn trong màng sinh chất càng nhiều thì màng càng lỏng lẻo. d. Lizôxôm có nhiều trong tế bào thực bào.

e. Glicôgen và Stêrôit đều là lipit phức tạp.

f. Thành phần cấu tạo của dầu và mỡ khác nhau ở nhóm glixêrol. g. Perôxixôm là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.

h. Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ muối khoáng và đường cao hơn hẳn so với không bào ở thực vật ưa ẩm. i. Ti thể và lục lạp là bào quan tổng hợp ATP cho tế bào.

j. Những chất có thể qua lớp phôtpholipit nhờ sự khuyếc tán là: H2O, O2, CO2,

ơstrôgen.

Đáp án

a. Sai vì tế bào thực vật có thành xenlulozo vững chắc nên chỉ bị phình lên nhưng không vỡ ra.

b. Sai, xenlulozo không tìm thấy lục lạp.

c. Sai vì Colesteron trong MSC càng nhiều thì màng càng bớt lỏng lẻo. d. Đúng vì lizoxom có chứa nhiều enzim phân hủy phục vụ cho chức năng phân hủy các chất ở tế bào thực bào.

e. Sai vì Glicogen là một loại cacbohidrat. f. Sai khác nhau ở nhóm axit béo.

g. Sai vì peroxixom có ở cả tế bào động vật.

h. Đúng vì thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô hạn nên tế bào lông hút phải tạo áp suất thẩm thấu cao bằng cách dự trữ muỗi khoáng và đường trong không bào mới hút được nước từ đất.

i. Sai chỉ có ti thể còn lục lạp tổng hợp ATP chỉ để cung cấp cho pha tối của quá trình quang hợp ở tại đó.

Câu 73

Quan sát ba tế bào được ngâm trong ba dung dịch có nồng độ khác nhau:

 Tế bào 1: thể tích tế bào giảm.

 Tế bào 2: thể tích tế bào tăng.

 Tế bào 3: thể tích tế bào không đổi.

Giải thích các hiện tượng đã xảy ra ở ba tế bào trên.

Đáp án

 Tế bào 1: Do nồng độ dung dịch cao hơn nồng độ trong tế bào (dung dịch ưu

trương), nước từ tế bào sẽ di chuyển ra ngoài môi trường, gây ra hiện tượng co nguyên sinh làm giảm thể tích của tế bào.

 Tế bào 2: Do nồng độ dung dịch thấp hơn nồng độ trong tế bào (dung dịch

nhược trương), nước sẽ từ ngoài môi trường di chuyển vào trong tế bào làm tăng thể tích của tế bào.

 Tế bào 3: Do nồng độ dung dịch và nồng độ trong tế bào bằng nhau (dung

dịch đẳng trương), lượng nước di chuyển vào và ra bằng nhau làm cho thể tích của tế bào không đổi.

Câu 74

1. Vì sao vi khuẩn phân chia nhanh hơn tế bào nhân thực?

2. Cấu trúc AND dạng sợi kép, mạch thẳng (phổ biến ở sinh vật nhân thực) có những ưu thế gì trong tiến hóa so với cấu trúc AND dạng sợi kép, mạch vòng (phổ biến ở sinh vật nhân sơ)?

Đáp án

1.

- Có 1 phân tử AND nhỏ tự nhân đôi nhanh chóng (tốc độ sao chép nhanh hơn sinh vật nhân thực).

- Hệ gen không phân mảnh, không có màng nhân nên các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra đồng thời và nhanh hơn => tiết kiệm năng lượng và thời gian. - Tế bào có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất nhanh, sinh trưởng sinh sản nhanh.

2.

- Đầu mút NST (phân tử AND) dạng mạch thẳng ngắn lại có một số nucleotit sau mỗi lần tái bản:

+ Là cơ chế “đồng hồ phân tử”, thúc đẩy cơ chế “tế bào chết theo chương trình”.

+ Ngăn chặn sự phát sinh ung thư (sự phân chia tế bào mất kiểm soát). - Mở rộng kích cỡ hệ gen (tích lũy được thêm nhiều thông tin), nhưng vẫn biểu hiện được chức năng thông qua các bậc cấu trúc “thu nhỏ” của chất nhiễm sắc nhờ tương tác với các protein histon (tạo nên cấu trúc nocleoxom) và các protein phi histon.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo dễ xảy ra, làm tăng khả năng tạo biến dị tổ hợp trong hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân thật.

Câu 75

Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn ngọn.

1. Màng nhân, lưới nội chất, bộ máy Gongi, các lizoxom, peroxixom, các loại không bào là các thành phần thuộc hệ thống nội màng.

2. Trong tế bào nhân thực, riboxom chỉ phân bố ở mạng lưới nội chất hạt, ti thể, lục lạp và bào tương.

3. Protein và xenlulozo là các polisaccarit do bộ máy Gongi tổng hợp.

4. Dùng KI để phân biệt mẫu mô thực vật và động vật. Nếu mẫu có màu tím đỏ là mô thực vật, mẫu có màu xanh tím là mô động vật.

Đáp án

1. Sai. Vì peroxixom không thuộc hệ thống nội màng. 2. Sai. Vì Ngoài ra riboxom còn phân bố trên màng nhân.

3. Sai. Vì xenlulozo là do các enzim xenlulozo synthetase nằm trong màng tế bào tạo ra.

4. Sai. Vì mẫu mô thực vật có màu xanh tím do chứa tinh bột, mẫu mô động vật có màu tím đỏ là do chứa glicogen.

Câu 76

Trong hoạt động sống của tế bào, những thành phần như chất thải, các bào quan hư hỏng,…đã được tế bào xử lí như thế nào?

Đáp án

- Tự phân giải bằng cơ chế tự thực bào nhờ lizoxom. - Phân giải, chuyển hóa nhờ lưới nội chất trơn.

- Bao gói thành các bóng xuất bào hoặc tạo ra các không bào co bóp để đưa ra khỏi tế bào.

- Hình thành các không bào nhỏ rồi nhập lại, tích trữ trong các không bào lớn.

Câu 77

Những thành phần nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon, nucleotit, các tiểu phần của ATP synthetaza? Giải thích?

Đáp án

- Chất tan được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: histon, nucleotit. - Giải thích:

+ Các tARN tổng hợp trong nhân nhưng cần được vận chuyển đến tế bào chất để riboxom sử dụng.

+ Histon là protein tổng hợp trong bào tương nhưng cần được đưa đến nhân để gắn với AND.

+ Nucleotit được lấy vào qua thực bào/ẩm bào vào tế bào chất phải được vận chuyển đến nhân cho sự phiên mã và sao chép AND.

+ ATP synthetaza là protein màng được tổng hợp trong tế bào chất (trên màng lưới nội chất hạt) và được vận chuyển đến màng sinh chất, không phải nhân.

Một phần của tài liệu Tuyển tập các câu hỏi lý thuyết sinh học Sinh học tế bào từ đề thi HSG (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)