KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Đánh giá các công nghệ tự động hóa và chọn giải pháp hợp lý cho trạm biến áp 110kV Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25 - 26)

Kết luận:

Với mục tiêu tự động hóa lưới điện, giảm lao động trực tiếp trong khâu sản xuất và phân phối điện góp phần tăng năng suất lao động, EVN đã đề ra lộ trình thực hiện tự động hóa các TBA để chuyển sang vận hành ở chế độ không người trực, theo đó đến năm 2020 toàn bộ các TBA 110kV phải chuyển sang vận hành ở chế độ không người trực. Trong quá trình thực hiện các đơn vị gặp nhiều khó khăn, thách thức do chưa có tiêu chí, qui định, yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho các TBA KNT và nguồn vốn bị hạn chế. Do đó yêu cầu phải thực hiện việc cải tạo các TBA hiện có đảm bảo chuyển sang vận hành không người trực với chi phí thấp nhất. Vì vậy đã có nhiều giải pháp được áp dụng cho các TBA khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và thực trạng các thiết bị hiện có tại trạm.

Đề tài “Đánh giá các công nghệ tự động hóa và chọn giải pháp hợp lý cho TBA 110kV Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi” với mục đích đánh giá các ưu, nhược điểm của các ứng dụng công nghệ tự động hóa đang sử dụng tại các TBA 110kV do CGC QLVH nhằm lựa chọn giải pháp công nghệ tự động hóa hợp lý để thực hiện cải tạo TBA 110kV Tư Nghĩa.

Luận văn đã nghiên cứu về các yêu cầu kỹ thuật, phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp tự động hóa, khả năng đáp ứng theo tiêu chí TBA KNT của các thiết bị nhất thứ, nhị thứ và hệ thống SCADA hiện có tại TBA 110kV Tư Nghĩa. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn giải pháp hợp lý để thực hiện cải tạo TBA Tư Nghĩa thành TBA 110kV không người trực. Theo đó, các thiết bị nhất thứ tại trạm 110kV Tư Nghĩa cơ bản vận hành ổn định, chỉ xảy ra một vài tồn tại nhỏ đã được đơn vị xử lý, khắc phục xong nên giữ nguyên không thay thế. Các rơle bảo vệ tại trạm không có giao thức IEC 61850 sẽ được thay thế bằng các rơle bảo vệ mới có giao thức IEC

61850 đáp ứng yêu cầu đọc trực tiếp các giá trị sự cố, các thiết bị đo lường không có giao thức được thay thế bằng các hợp bộ đo lường đa chức năng có giao thức để kết nối với Gateway và truyền đầy đủ tín hiệu về TTĐK và A3 theo đúng qui định đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để chuyển sang vận hành ở chế độ không người trực.

Phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật và phân tích kinh tế, tài chính của giải pháp cho thấy giải pháp đưa ra của luận văn là hợp lý và hiệu quả. Mỗi một giải pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và có mức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải lựa chọn giải pháp sao cho vừa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật vừa có tổng mức đầu tư hợp lý và đảm bảo vận hành an toàn, độ tin cậy cung cấp điện. Với tổng mức đầu tư là 8.092.001.971 đồng, theo phân tích đánh giá về tài chính thì tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR%=18,41%, thời gian hoàn vốn là 6,74 năm. Nếu đánh giá theo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thì tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR %=71,05% và thời gian hoàn vốn là 4,62 năm. Ngoài ra, nếu chỉ xét đơn thuần về lương phải trả cho người lao động trực tiếp thì sau 10 năm vận hành sẽ tiết kiệm được số tiền là 15.560.687.568 đồng. Như vậy, giải pháp lựa chọn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế.

Kiến nghị:

- Để đảm bảo công tác vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục cần phải tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa trong vận hành đối với các thiết bị nhất thứ đã vận hành trên 10 năm hoặc đang xảy ra tình trạng bất thường. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thí nghiệm để có kế hoạch thay thế dần các thiết bị vận hành lâu năm và có bất thường.

- Rà soát và hiệu chỉnh các qui định về TBA KNT cho phù hợp với thực tế yêu cầu vận hành.

Với các kết quả như trên, giải pháp của luận văn có thể áp dụng để thực hiện cải tạo cho các TBA khác có đặc điểm giống như TBA 110kV Tư Nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá các công nghệ tự động hóa và chọn giải pháp hợp lý cho trạm biến áp 110kV Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)