Kết luận:
Luận văn đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ của mô hình thủy văn phân bố IFAS áp dụng cho lưu vực sông Gianh tại Đồng Tâm, làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số mô hình thủy văn (gồm: thông số lớp mặt, thông số lớp ngầm và thông số lòng sông) và thông số hiệu chỉnh mưa vệ tinh GSMap_NRT dựa trên số liệu của 2 trận lũ năm 2015 và năm 2016 đã xuất hiện trên lưu vực sông Gianh. Nội dung luận văn cơ bản đáp ứng được mục đích đặt ra và phù hợp với tên đề tài luận văn. Các điểm đạt được của luận văn gồm:
Xác định được bộ thông số mô hình thủy văn IFAS. Kết quả mô phỏng lũ gần sát với đường quá trình lũ thực tế năm 2015 và năm 2016, về hình dạng và thời gian xuất hiện đỉnh lũ;
Dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT cho kết quả dự báo mưa tốt đối với lưu vực trên 1000 km2 (theo như khuyến cáo của IFAS hiện tại) vì kích thước ô lưới mưa vệ tinh hiện là khá lớn (10 km x 10 km). Khi áp dụng cho lưu vực sông Gianh (với diện tích 1.150 km2, tại Đồng Tâm) cho kết quả dự báo có sự sai lệch so với lượng mưa thực đo. Tuy nhiên, đối với yêu cầu dự báo sớm thì dữ liệu mưa vệ tinh có thể sử dụng được và có ích trong công tác phòng chống lũ lụt cho hạ du sông Gianh, vì lượng mưa vệ tinh dự báo sớm hơn so với lượng mưa mặt đất.
Tuy nhiện, luận văn còn tồn tại các hạn chế sau đây:
Hạn chế khách quan thuộc về khả năng chi tiết hóa cơ sở dữ liệu của mô hình thủy văn lưu vực (IFAS) và dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT, mà cụ thể là kích thước ô lưới còn khá lớn;
lượng các trạm đo trên lưu vực sông Gianh, nên tác giả mới chỉ sử dụng 02 trận lũ để hiệu chỉnh và kiểm định các thông số của mô hình;
Vì dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT là dữ liệu mưa gần với thời gian thực nên việc dự báo lũ cho lưu vực nghiên cứu chưa thể thực hiện được, do thời gian thực hiện luận văn không trùng với thời gian lũ trên lưu vực nghiên cứu.
Kiến nghị:
Để tăng sự chắc chắn của kết quả dự báo lũ trên sông Gianh khi sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT, tác giả kiến nghị:
Cần lắp thêm các trạm đo mưa mặt đất (trạm tự động) trên lưu vực sông Gianh đoạn thượng lưu trạm Đồng Tâm để cải thiện độ tin cậy và độ nhạy của các thông số mô hình thủy văn lưu vực IFAS;
Cần thu thập thêm nhiều trận lũ độc lập khác để hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình thủy văn lưu vực và mưa vệ tinh GSMap_NRT cho lưu vực nghiên cứu.