1. Kết luận:
Tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều khu vực chứa đá granit, đá andesit và Ryolit có thể khai thác, chế biến thành đá xây dựng, tuy nhiên trong đó nguồn đá Granit là phong phú và chất lượng khá tốt so với các tỉnh thành khác trong khu vực Trung bộ.
Hiện nay, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của vật liệu đến chất lượng công trình là không thể thiếu, một trong những yếu tố quan trọng là việc đánh giá chất lượng đá ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến cường độ bê tông.
Từ các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể rút ra các kết luận sau:
- Về các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm các mỏ tại tỉnh Quảng Ngãi là khá tốt để sản xuất bê tông, với cường độ kháng nén bão hòa của đá gốc (3 mỏ chọn nghiên cứu là: Thọ Bắc; Bình Đông; Mỹ Trang) nằm trong khoảng từ 500 – 1000kG/cm2, độ mài mòn và độ nén dập phù hợp cho việc sử dụng trong thiết kế và thi công bê tông có cấp bền phù hợp. Cụ thể:
• Đá Granit (mỏ Mỹ Trang- thuộc xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ) phù hợp hơn trong việc sử dụng để sản xuất bê tông cấp bền cao, B>40,0.
• Đá mỏ Thọ Bắc thuộc huyện Sơn Tịnh chỉ phù hợp để sản xuất bê tông với cấp bền B< 22,5 (Mác < 300#).
- Cường độ chịu nén của bê tông ở 03cấp bền B22.5; 27.5 và 30.0 khi sử dụng đá dăm tại 02 mỏ Bình Đông và Mỹ Trang đều đạt cao hơn ~ 17% so với cấp bền thiết kế.
- Mỏ đá Mỹ Trang ưu tiên sử dụng cho cấp bền B40 trở lên sẽ hiệu quả.
2. Kiến nghị:
Cường độ kháng nén của đá gốc tại các mỏ cùng loại đá Granit hoặc Andesit tương đối đồng đều, do đó đối với các mỏ đá có hàm lượng bụi bùn sét và hạt thoi dẹt lớn thì cần đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến để cải thiện chất lượng sản phẩm đá dăm.