0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải pháp tích hợp các lớp thông tin khác nhau thông qua các dữ liệu thuộc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 39 -40 )

6. Bố cục đề tài, luận văn

3.2.2. Giải pháp tích hợp các lớp thông tin khác nhau thông qua các dữ liệu thuộc

thuộc tính

Mối liên kết giữa các lớp thông tin không gian ngoài vị trí không gian, còn có các mối liên kết dựa trên những thông tin thuộc tính mô tả tính chất, sự ràng buộc về quản lý: ví dụ như về mặt quản lý lãnh thổ theo địa giới hành chính, địa danh, tên địa vật…

Đề tài, luận văn xem xét một số khả năng liên kết qua các thông tin thuộc tính có thể được sử dụng để kết nối giữa cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB ĐBSCL như sau:

* Qua mã địa giới hành chính: xã, huyện, tỉnh.

Với các thông tin của cơ sở dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các yếu tố cơ bản đều được quản lý theo đơn vị hành chính. Vì vậy giải pháp sử dụng mã của đơn vị hành chính để liên kết giữa cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB ĐBSCL và cơ sở dữ liệu đất đai là hợp lý. Tuy nhiên, mối liên kết này không có tính cân bằng giữa hai chiều. Các đối tượng của cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB ĐBSCL, phần lớn được quản lý theo vị trí địa lý, không giới hạn bởi địa giới hành chính nên khó khăn hơn trong việc liên kết ngược lại.

* Qua địa danh

Địa danh là một yếu tố có vừa thể hiện giữa quản lý hành chính và vị trí địa lý. Thông thường, địa danh không được thể hiện tường minh trong cơ sở dữ liệu đất đai.

30

Trong hệ thống bản đồ địa chính, địa danh có thể thể hiện dưới dạng thông tin xứ đồng (hoặc địa chỉ) của thửa đất, còn hồ sơ địa chính thể hiện địa chỉ của chủ sử dụng đất.

Sự liên kết này khá lỏng lẻo và không nhất quán, do địa danh có thể trùng nhau. Tuy nhiên nếu kết hợp giữa địa danh và mã đơn vị hành chính xã, mối liên kết này sẽ đem lại chính xác cao hơn.

* Qua tên địa vật:

Sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB ĐBSCL và cơ sở dữ liệu đất đai có thể sử dụng qua tên các đối tượng địa lý. Tuy nhiên để có thể liên kết được, đòi hỏi các đối tượng địa lý trong các cơ sở dữ liệu khác nhau đều cùng một mã hoặc tên. Các đối tượng địa lý có thể được sử dụng tạo liên kết thông dụng nhất là tên các đối tượng địa lý thuộc giao thông, thủy văn.

* Quản lý thông tin liên kết và thông tin mô tả (metadata)

Giải pháp công nghệ sử dụng phần mềm ArcGIS Catalog hoặc phần mềm mã nguồn mở GeoNetwork Opensource.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 39 -40 )

×