Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng làm công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Trang 25 - 29)

lực lượng chính trị nòng cốt đồng thời với việc chủ trì phối hợp các “binh chủng” làm công tác tuyên truyền bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị.

+ Mở rộng các hoạt động tuyên truyền theo mô hình 1-1 (một người tuyên truyền đối với một đối tượng cụ thể nhất định).

+ Cần kết hợp các phương thức tuyên truyền với các loại hình nghệ thuật khác một cách phù hợp để tăng sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với người nghe.

+ Đẩy mạnh thông tin hai chiều theo hướng dân chủ hóa và tăng cường đối thoại. Thông qua thông tin phản hồi, thông qua việc trao đổi để nắm bắt tình hình tư tưởng của đối tượng và dư luận xã hội. Trên cơ sở đó, làm căn cứ cho việc lựa chọn, đổi mới nội dung và phương thức. Trong điều kiện hiện nay, cần tăng cường phương pháp đối thoại và kết hợp hài hòa đối thoại với độc thoại.

3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng làm côngtác tuyên truyền tác tuyên truyền

Các cấp ủy đảng cần tập trung tuyên truyền, giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, qua đó nâng cao năng lực, nhận thức để mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của bí thư cấp ủy, người đứng đầu chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền.

Các tổ chức cơ sở đảng tổ chức tốt các buổi sinh hoạt thường kỳ để cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên; hàng tháng có kiểm điểm kết quả tuyên truyền, vận động của mỗi đảng viên làm cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động trong tháng.

Tỉnh ủy, Huyện ủy và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chủ động trong việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu cung cấp hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, xác định rõ trách nhiệm là một tuyên truyền viên để đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân nói chung và đến đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái nói riêng. Nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cấp cơ sở. Căn cứ bào năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ, Ban Tuyên gió các cấp lựa chọn, đề xuất với cấp ủy ra quyết định thành lập, kiện toàn báo cáo viên của cấp ủy cùng cấp.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, cấp ủy xác định số lượng báo cáo viên, chú trọng chất lượng, không nhất thiết phải là ủy viên cấp ủy mà lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực tuyên truyền, có điều kiện và thời gian hoạt động. Thường xuyên nâng cao chất lượng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, rèn luyện năng lực cho đội ngũ báo cáo viên.

Báo cáo viên các cấp phải đáp ứng được các yêu cầu về tư tưởng chinh trị đạo đức, sống, am hiểu các linh vực Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cùng với những người làm công tác tuyên truyền ở các tổ chức chính trị xã hội, các hội, đoàn quần chúng phải được cung cấp đầy đủ các nhóm thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng làm công tác tuyên truyền cần chú trọng rèn kỹ năng tác nghiệp, tăng cường thực hành theo tình huống đặt ra. Chú trọng rèn luyện cả về năng lực, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của người làm tuyên truyền thông qua các thử thách từ hoạt động thực tiễn.

Đối với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, đặc biệt hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao khác, cần quan tâm xây dựng đội ngũ báo cáo viên là người dân tộc thiểu số hoặc thông thạo tiếng nói, phong tục, tập quán của đồng bào, thường xuyên bám sát cơ sở để tuyên truyền và định hướng kịp thời; phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, các già làng, trưởng bản….

Căn cứ vào vị trí, chức trách nhiệm vụ, năng lực, sở trường của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh và cấp huyện thành lập các tổ báo cáo viên chuyên đề: Tổ báo cáo viên chính trị - thời sự, tổ báo cáo viên kinh tế - xã hội, tổ báo cáo viên quốc phòng - an ninh - nội chính, tổ báo cáo viên xây dựng Đảng - đoàn thể để phát huy tối đa hiệu quả của đội ngũ này trong công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho phóng viên báo chí, chú trọng giáo dục phẩm chất chính trị gắn chặt với chuyên môn, nghiệp vụ.

Phát huy thế mạnh của văn học; vai trò của các văn nghệ sĩ trong sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước.

KẾT LUẬN

Từ những kiến thức đã được học, học viên đã cố gắng làm rõ nội hàm cơ bản của các khái niệm về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh. Từ đó đi đến phân tích, lý giải một số nội dung mang tính chất lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề đổi mới công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đây là nội dung quan trọng trong việc định hướng cho việc khảo sát thực tế về tình hình hoạt động về công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số và khái quát qua việc tổ chức và hoạt động của đội ngũ làm công tác tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong

thời gian qua. Đánh giá xác đáng về mặt mạnh, mặt hạn chế, nhất là rút ra những những kinh nghiệm bước đầu trong công tác tuyên truyền miệng, đồng thời cũng đề cập sơ bộ đến việc tổ chức hoạt động để thấy được những ưu điểm tiến bộ phát huy, những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm khắc phục trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhiều tổ chức đảng và đảng viên đã trưởng thành mọi mặt về phẩm chất chính trị; tư duy lý luận cũng như năng lực lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng… Đa số cán bộ đảng viên gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, trưởng thành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của Đảng nói chung và công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói riêng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác tuyên truyền có nhiệm vụ to lớn là giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, để cho cán bộ, đảng viên và nhân dân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Hơn lúc nào hết, công tác tuyên truyền của Đảng phải thực sự là cầu nối chuyển tải những thông tin của Đảng, Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia lao động sản xuất, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với những đặc thù riêng của tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Yên Bái ngoài những giải pháp chung, cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp để đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, sử dụng có

hiệu quả các lực lượng tuyên truyền. Từ thực trạng công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đó là: Về nâng cao nhận thức trách nhiệm của Đảng bộ trong công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng làm công tác tuyên truyền.... Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Yên Bái là một đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa rất quan trọng để Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w