IV. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS
4. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý HIV/AIDS
Vấn đề nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu mô hình lồng ghép, kết nối các dịch vụ HIV/AIDS
Nghiên cứu xây dựng, đánh giá hiệu quả các mô hình đặc biệt là mô hình lồng ghép, kết nối các dịch vụ để tiết kiệm nguồn lực và tối đa hóa hiệu quả (từ dịch vụ xét nghiệm, chuyển tuyến điều trị, theo dõi điều trị ARV, methadone, chăm sóc tại nhà và cộng đồng), lồng ghép điều trị HIV và các điều trị khác (Lao/ STIs...)
4.2. Giai đoạn chuyển giao
Nghiên cứu mô hình dự phòng phù hợp với giai đoạn mới bị cắt giảm chi phí. VD: Nghiên cứu mô hình cung cấp BKT, BCS cho người nghiện chích ma túy và nhóm nguy cơ cao.
4.3. Phân tích Chi phí hiệu quả, đánh giá hiệu quả
Nghiên cứu đánh giá về chi tiêu cho chương trình HIV/AIDS hằng năm Nghiên cứu phân tích chi phí hiệu quả về điều trị sớm HIV/AIDS
Đánh giáchi phí hiệu quả để xác định các dịch vụ cốt lõi, phù hợp, phục vụ mục tiêu 90-90-90 khi nguồn lực cắt giảm
Đánh giá hiệu quả các mô hình lồng ghép điều trị ARV, methadone, lao tại tuyến quận huyện
4.4. Xã hội hóa và huy động sự tham gia của cộng đồng
Nghiên cứu về cách thiết lập và những thách thức của các chương trình dựa vào cộng đồng giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong những can thiệp về HIV/AIDS
Nghiên cứu về mô hình xã hội hóa các dịch vụ, phân tích thị trường và khảo sát nhu cầu và khả chi trả về dịch vụ HIV/AIDS
Nghiên cứu về chính sách và cơ chế để tăng cường sự tham gia của người nhiễm HIV vào bảo hiểm y tế nhằm tăng cường duy trì bền vững dịch vụ HIV/AIDS
Nghiên cứu hiệu quả, tính bền vững mô hình lồng ghép điều trị ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai (PMTCT) với BHYT tại tuyến xã, phường
Nghiên cứu về tiếp thị thương mại, tiếp thị xã hội, các kênh phân phối dịch vụ HIV/AIDS
Nghiên cứu về kết hợp mô hình y tế công, tư trong phòng chống HIV/AIDS
4.5. Các đề xuất nghiên cứu khác
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật (công nghệ thông tin...) để hỗ trợ tăng cường tiếp cận các dịch vụ HIV (can thiệp, dự phòng, điều trị).
Nghiên cứu khoảng trống về nguồn nhân lực trong việc cung cấp các gói dịch vụ toàn diện tích cực để phục vụ cả 3 mục tiêu 90-90-90.