Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ mớ (Trang 32 - 35)

kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí

Nhận thức một cách sâu sắc những tác hại nghiêm trọng mà nạn tham nhũng gây ra đối với sự tồn vong của một chính thể, đang thực sự là nguy cơ đối với công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã phát động cuộc chiến chống tham nhũng. Vấn đề đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng ta đề cập trong các văn kiện Đại hội IX và X, nhưng không trực tiếp gắn liền với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta coi việc tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nội dung không thể thiếu của việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là một điểm mới và hoàn toàn

hợp lý; bởi lẽ, tham nhũng được coi là một thứ “quốc nạn”, một thứ “giặc nội xâm”, gây phương hại đến tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. “Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài” trong quá trình đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mãi mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương, đường lối có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đòi hỏi tất yếu

khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân chính là nhân tố không thể thiếu trong việc đảm bảo sự ổn định chính trị, giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, tạo điều kiện cho người dân thực hành các quyền tự do dân chủ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó đồng thời cũng là những phẩm chất đảm bảo cho xã hội phát triển theo hướng dân chủ, hài hòa và bền vững.

Thực tiễn đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều kiện để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ thì phải ra sức xây dựng, củng cố hệ thống chính trị một cách đồng bộ, đặc biệt là đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội; đồng thời xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả cao.

Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định thực hiện thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, phấn đấu xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực sự là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ mớ (Trang 32 - 35)

w