Phân loại thi đấu thể thao

Một phần của tài liệu Tiểu luận, Quản lý công tác giáo dục thể chất trong nhà trường (Trang 27 - 29)

I. Đại cương về thi đấu thể thao

b. Phân loại thi đấu thể thao

Căn cứ thoe các tiêu chuẩn khác nhau, có thể xây dựng các hệ thống phân loại thi đấu thể thao khác nhau

* Phân loại theo đối tượng và tiêu chuẩn thi đấu khác nhau

- Căn cứ theo độ tuổi của người tham gia: Có thể phân thành giải nhi đồng, giải thiếu niên, giải thanh niên, giải trung niên và giải người già.

- Căn cứ theo nghề nghiệp của người tham gia: đại hội thể thao công nhân viên chức, đại hội thể thao nông dân, đại hội thể thao quân nhân, đại hội thể thao học sinh, sinh viên…

- Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người tham gia: Giải đấu thường và giải đấu người tàn tật.

- Căn cứ vào số lượng hạng mục thi đấu: Giải đấu tổng hợp và giải đấu đơn môn.

- Căn cứ vào tình hình tổ chức: Giải đấu tập trung và giải đấu khu vực. - Căn cứ vào chế độ giải đấu: Giải đấu chính thức, giải đấu không chính thức, giải đấu chuyên nghiệp.

* Phân loại theo quy mô thi đấu

- Giải đấu đơn vị cơ sở: Giải đấu trường học, công xưởng, cơ quan, khu dân cư.

- Giải đấu khu vực: Giải thi đấu cấp huyện, thị, tỉnh

- Giải đấu toàn quốc: Gồm đại hội thể thao tổng hợp toàn quốc, đại hội thể thao đơn môn toàn quốc, đại hội thể thao ngành nghề toàn quốc.

- Giải đấu quốc tế: Gồm có giải đấu quốc tế cấp khu vực và giải đấu quốc tế tổng hợp.

- Giải đấu châu lục: Á vận hội, đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á - Giải đấu thế giới: Olympic, các giải thi đấu tranh giải cấp thế giới, cup thế giới. Thường là 2-4 năm tổ chức 1 lần. Ngoài ra còn có nhiều giải đặc trưng theo hệ thống như giải đua công thức 1.

* Phân loại theo tính chất và nhiệm vụ của giải đấu

- Đại hội thể thao: Cuộc tranh tài tổng hợp của các vận động viên đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các ngành nghề khác nhau. Đặc điểm là hạng mục thi đấu nhiều, quy mô lớn, thường là 1 năm hoặc vài năm tổ chức 1 lần.

- Giải đấu tranh giải: Là giải đấu đơn môn trong một phạm vi và quy mô nhất định.

- Giải đấu đối kháng: Là giải đấu tính điểm mang tính đối kháng do 2 hoặc từ 2 đơn vị trở lên liên kết tổ chức để thúc đẩy công tác huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên nghiệp.

- Giải thi đấu khách mời: Một đơn vị chủ nhà sẽ mời các đơn vị khác tham gia. Thông thường được tổ chức theo nhu cầu phát triển thể thao của đơn vị chủ nhà.

- Giải tuyển chọn: Tổ chức để tuyển chọn các tuyển thủ xuất sắc.

- Giải đấu đẳng cấp: Căn cứ theo đẳng cấp thể thao hoặc trình độ thi đấu để tổ chức định kỳ.

- Giải đấu hữu nghị: Giải đấu để cọ xát, học hỏi, nâng cao trình độ và thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị giữa các bên.

- Giải đấu biểu diễn: Được tổ chức để chúc mừng hoặc tuyên truyền cho sự phát triển thể dục thể thao.

- Giải mục tiêu: Là giải đấu được tổ chức để đạt được mục tiêu quy định về trình độ thi đấu. Có vận động viên xuất sắc tham gia để giành quyền tham dự giải đấu lớn cũng có khi là giải đấu để đạt được tiêu chuẩn về luyện tập thể thao mang tính quần chúng.

1.4. Tên gọi các giải thi đấu thể thao

Một phần của tài liệu Tiểu luận, Quản lý công tác giáo dục thể chất trong nhà trường (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w