Kinh nghiệm thực tế sản xuất sản phẩm chao

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHAO(POWERPOINT) (Trang 26 - 30)

› Sau khi ép, định hình đậu thì cho đậu vào nước lạnh để giữ màu trắng của đậu, và giúp đậu định hình tốt.

› Công đoạn nuôi mốc trên đậu hủ: một phòng chỉ nên nuôi mốc cho 100kg đậu.

› Công đoạn ướp muối: lượng muối thích hợp là 130-150g/kg đậu, xếp xen kẽ một lớp đậu một lớp muối, ướp trong 24h.

› Để sản xuất chao có chất lượng tốt, một số công đoạn và yêu cầu vệ sinh cần được bổ sung vào quy trình cho hoàn chỉnh như sau:

Khi cô sữa đậu nành bằng nước chua, nên lưu ý cho tỷ lệ khoảng 6% muối ăn để giúp ngăn ngừa vi sinh vật tạp nhiễm phát triển làm ung thúi chao.

Nên dùng CaSO4 hay MgSO4 với nồng độ 0,03 - 0,04N thay cho nước chua để cô kết sữa đậu nành. Nhưng trước khi ủ mốc, phải nhúng chao vào dung dịch nước mặn chứa 6% muối ăn và 2,5% axit citric C6H8O7OH trong khoảng 1 giờ để có pH 3 – 4 cho mốc chao phát triển tốt.

Trước khi cho lên mốc, các miếng chao cần được thanh trùng (hấp ở 1000C trong khoảng 15 phút để diệt khuẩn).

Nên phân lập và nuôi nhân mốc chao thuần chủng trong khi gieo miếng chao để ủ, để các loại mốc đen, mốc xanh không phát triển được.

› Chao thành phẩm là sản phẩm thơm, ngon, bổ và dễ tiêu hóa.

› Chao có thể sử dụng như thực phẩm chính trong bữa ăn đối với những người ăn chay hay có thể làm gia vị trong chế biến nhằm tăng tính hấp dẫn cho các món ăn dân tộc.

› Tuy vậy, thị trường chao ngoài nước vẫn còn bỏ ngỡ với sản phẩm này.Mong rằng có sự đầu tư đúng mức cho sản phẩm này để phát triển tiêu thụ lẫn thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHAO(POWERPOINT) (Trang 26 - 30)