MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THỜ

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, QUẢN lý NHÀ nước về văn hóa quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 25 - 32)

- Phối hợp với UBND các phường rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo, gia

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THỜ

NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THỜI

GIAN TỚI

Sự phát triển đa dạng của các loại hình văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa có những yêu cầu mới, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Để phấn đấu thực hiện tốt định h- ướng, mục tiêu phát triển Quận Nam Từ Liêm theo Nghị quyết hội nghị lần thứ I Ban chấp hành Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm đề ra, trong thời gia tới , Quận cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm về công tác Văn hoá, Thể thao & Du lịch cụ thể như sau:

Một là, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước về lĩnh

vực văn hoá. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, để mọi người dân nhận thức đúng đắn về quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các chương trình hoạt động, chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hoá của nhân dân trên địa bàn. Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả của tổ chức bộ máy, từng bước quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá. Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức và nhân dân trong quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, cập nhật và thường xuyên trực tiếp và gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng giữa đơn vị quản lý văn hóa với các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân. Cung cấp các văn bản pháp luật và tổ chức các hoạt động tư vấn đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, tạo sự liên hệ chặt chẽ trong tổ chức kết nối mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ văn hoá trong và ngoài địa phương.

Hai là, tăng cường nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho văn hoá và

quản lý văn hoá. Xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành văn hoá của Quận trên cơ sở khảo sát thực trạng và dự báo nhu cầu nhân sự, trong đó đưa các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thành những chỉ tiêu cơ bản trong mục tiêu phát triển. Cần có chiến lược xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ văn hoá và quản lý văn hoá có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lành mạnh về lối sống và trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển văn hoá của Quận. Các đơn vị căn cứ điều kiện hoạt động cụ thể xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý và chuyên môn phù hợp. Từng bước cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ về tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, địa bàn công tác cấp cơ sở. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho văn hoá và quản lý văn hoá, tăng cường nguồn lực về tài chính cho tất cả các hoạt động văn hoá; cần có những chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá trên địa bàn Quận, đồng thời thu hút các dự án kinh tế văn hoá nhằm tạo ra các nguồn vốn để có thể tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá, các sự kiện văn hoá trên địa bàn Quận. Bên cạnh đó, cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở, đặc biệt cần có chính sách cụ thể để đầu tư toàn phần cho việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Quận bố trí cho các chương trình, mục tiêu, dự án đầu tư phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương, các dự án về bảo tồn di sản văn hóa, chương trình du lịch để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và gây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ ở các cụm dân cư khó khăn, các xã có mức hưởng thụ văn hóa thấp.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc tăng cường và mở rộng xã hội hoá hoạt động văn hoá. Trong đó, chú ý cơ chế chính sách đối với các hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn tôn tạo di tích, gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc, các hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng. Đảm bảo việc sử dụng ngân sách và thực hiện khối lượng công việc được giao đúng tiến độ. Tích cực triển khai hoàn thành các dự án theo nguồn vốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ba là, Phát huy sức mạnh tổng hợp và công tác xã hội hoá trong sự nghiệp

phát triển văn hoá. Phát triển sự nghiệp văn hoá trong giai đoạn hiện nay rất cần phát huy sức mạnh tổng hợp giữa nhà nước và nhân dân với hình thức nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, đây là việc làm cần thiết phù hợp với chủ trương và định hướng của Đảng, Nhà nước, và quy luật phát triển của từng lĩnh vực và đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược trên lĩnh vực văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII của Đảng. Thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động văn hoá ngày càng cao của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ văn hoá ở mức độ ngày càng cao trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng nhân lực, tài chính và sơ sở vật chất trong toàn xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân để phát triển sự nghiệp văn hoá. Sự phát triển của văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm đã gắn với việc thực hiện quy luật xã hội hoá các hoạt động văn hoá, trước hết là sự tham gia tích cực, chủ động,

toàn diện của mọi tầng lớp nhân dân vào toàn bộ quá trình sản xuất, sáng tạo, truyền bá, phổ biến, lưu giữ văn hoá.

Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình liên doanh, liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế với Nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa - thông tin và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình tham gia các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, các tổ chức, tư nhân, tập thể các thành phần kinh tế đứng ra thành lập các cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật …

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm thu hút mọi lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến sản phẩm văn hoá, tạo ra nhiều sản phẩm văn hoá, công trình văn hoá có chất lượng vừa phong phú, đa dạng, hiện đại, vừa giàu bản sắc văn hoá dân tộc nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, xoá dần sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá ở các địa phương trên địa bàn Quận. Sự đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội cho các hoạt động văn hoá ngày càng được tăng cường, góp phần giúp địa phương tăng nhanh mức đầu tư cho các hoạt động văn hoá. Tăng cường xã hội hoá hoạt động văn hoá thông tin cơ sở, trong đó tập trung khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tổ chức đầu tư cụm kinh tế - văn hoá, cụm văn hoá thông tin, điểm vui chơi cho trẻ em và các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng và loại hình văn nghệ dân gian. Chúng ta có thể thấy, hoạt động xã hội hoá văn hoá là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Chính quyền quận Nam Từ Liêm đã được tích cực triển khai và đạt hiệu quả cao. Nhờ đó thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của người dân trên địa bàn Quận.

Bốn là, Củng cố mạng lưới quản lý văn hoá từ Quận đến cơ sở. Quản lý,

karaoke, nhà hàng trên địa bàn Quận. Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động karaoke tại vực gần cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện... Tăng việc hướng dẫn, kiểm tra, phòng chống, ngăn chặn các hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh, độc hại làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của nhân dân. Bên cạnh đó, cần khuyến khích sáng tác, phục dựng các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng.

Tập trung chỉ đạo điểm về xây dựng mô hình khu dân cư văn hoá điển hình, cơ quan văn hóa, trường học văn hóa để từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng ra các địa phương khác; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hoá công cộng; sáng tạo các nội dung hoạt động cho nhà văn hóa cộng đồng, câu lạc bộ, cuộc thi, sinh hoạt văn nghệ, thể thao... đảm bảo tạo sức hấp dẫn người dân tham gia; đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các xóm, làng, tổ dân phố hoàn chỉnh, bổ sung quy ước văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thư viện thông qua việc vận động thành lập thư viện hoặc phòng đọc sách tư nhân ở cộng đồng dân cư, xây dựng tủ sách, phòng đọc báo, tạp chí ở tất cả các phường trên địa bàn dưới hình thức phối hợp giữa nhà nước và nhân dân, giữa các ngành và địa phương. Bên cạnh đó chú trọng nâng cao chất lượng phong trào văn hóa văn nghệ, tránh tình trạng xây dựng phong trào mang tính hình thức, chạy theo thành tích. Xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn ở các nhà văn hóa tổ dân phố và dành kinh phí đầu tư cho các phong trào tại khu vực dân cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hưởng thụ nghệ thuật. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho các phong trào, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động ở cơ sở để phổ biến, động viên, khích lệ quần chúng nhân dân hưởng ứng, tích cực tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật, nâng cao chất lượng xây dựng khu dân cư văn hoá, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá. Tăng cường công tác quản lý văn hoá, nhất là các hoạt động về dịch vụ văn hoá ở

cơ sở; chăm lo, xây dựng, củng cố kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy làm công tác văn hoá ở các phường.

Năm là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Công tác thanh tra,

kiểm tra các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trên địa bàn Quận cần được đẩy mạnh và tăng cường hơn so với giai đoạn trước. Đội kiểm tra liên ngành tập trung thanh tra, kiểm tra các nhà nghỉ, nhà hàng karaoke, dịch vụ Internet đề đảm bảo môi trường an ninh văn hoá lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày của người dân và trong các đợt diễn ra sự kiện văn hoá, chính trị của địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá trong hoạt động văn hoá và quản lý văn hoá, phối hợp với các cơ quan chức năng trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về văn hoá trên địa bàn Quận. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với các ngành, các cấp và các cán bộ văn hoá xã triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển trong các hoạt động văn hoá của địa phương. Tham mưu cho Quận ủy, HĐND Quận ban hành các chính sách, cơ chế phát triển văn hoá theo đúng chiến lược phát triển và định hướng quy hoạch của Quận.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thì cần phối hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên, cần đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách được đồng bộ hoá trong quản lý văn hoá và trong đời sống xã hội, tạo ra môi trường vĩ mô thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển KT - XH. Việc đổi mới đó phải gắn liền với cải cách hành chính để làm tăng hiệu quả quản lý văn hoá, khắc phục tình trạng quan liêu, tăng cường bám sát cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động văn hoá trong Quận phát triển đúng định hướng chính trị và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN

Thực tiễn hiện nay quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một trong những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề khó khăn, thách thức đặt ra. Một vấn đề lớn đặt ra hiện nay là phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển kinh tế không bền vững, phải nhận thức đúng kinh tế đi trước một bước để tiếp tục đổi mới văn hóa xã hội đồng bộ cùng với phát triển kinh tế. Đi trước một bước không có nghĩa là đổi mới kinh tế xong mới đổi mới văn hóa, hy sinh văn hóa để phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều nơi, nhiều lúc yếu tố văn hóa đã bị coi nhẹ vì phát triển kinh tế. Nhìn tổng thể, đổi mới văn hóa chưa theo kịp đổi mới kinh tế.

Ở mỗi địa phương văn hóa nằm trong tổng hòa các tác động là khác nhau. Trong vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay của mối chính quyền địa phương việc xác định, ưu tiên vấn đề nào là trọng tâm hiện nay trong có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực văn hóa.

Tiếp tục triển khai đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn trên các lĩnh vực văn hóa, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa và con người Nam Từ Liêm phát triển toàn diện, nhân văn, dân chủ và khoa học, văn minh. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chuẩn bị tốt lực lượng vận động viên tham dự các giải thi đấu quốc tế, khu vực và quốc gia. Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc đất và người Nam Từ Liêm, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế./.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, QUẢN lý NHÀ nước về văn hóa quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 25 - 32)