Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn tự nhiên và xã hội 1 (Trang 35)

1.1. Cấu trúc

SGV được biên soạn gồm 2 phần: Phần một. Hướng dẫn chung và Phần hai. Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể.

Phần một đề cập các nội dung như: I. Mục tiêu môn học; II. Giới thiệu sách Tự nhiên và Xã hội 1; III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội; IV. Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Phần hai là hướng dẫn dạy học các bài học cụ thể được sắp xếp theo đúng trật tự SGK Tự nhiên và Xã hội 1.

Cuốn sách Tự nhiên và Xã hội 1 nói riêng và cả ba lớp 1, 2, 3 nói chung được cấu trúc thành 2 phần với 6 chủ đề. Mỗi chủ đề bao gồm hệ thống các bài học mới và một bài ôn tập ở cuối mỗi chủ đề.

Cuốn Tự nhiên và Xã hội l gồm 22 bài học mới và 6 bài ôn tập như bảng sau:

Chủ đề và tên các bài học Chủ đề

(số tiết) Tên bài học Số tiết

1. Gia đình (11 tiết)

1. Kể về gia đình 2

2. Ngôi nhà của em 2

3. Đồ dùng trong nhà 2

4. An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà 2

5. Ôn tập chủ đề Gia đình 3 2. Trường học (11 tiết) 6. Lớp học của em 3 7. Cùng khám phá trường học 3 8. Cùng vui ở trường 2 9. Ôn tập chủ đề Trường học 3 P H Ầ N B A CÁC NỘI DUNG KHÁC

3. Cộng đồng địa phương (11 tiết)

10. Cùng khám phá quang cảnh xung quanh 2

11. Con người nơi em sống 2

12. Vui đón Tết 2

13. An toàn trên đường 2

14. Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương 3

4. Thực vật và động vật (13 tiết)

15. Cây xung quanh em 3

16. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng 2

17. Con vật quanh em 3

18. Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 2

19. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật 3

5. Con người và sức khoẻ (15 tiết)

20. Cơ thể em 3

21. Các giác quan của cơ thể 3

22. Ăn, uống hằng ngày 2

23. Vận động và nghỉ ngơi 2

24. Tự bảo vệ mình 2

25. Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ 3

6. Trái Đất và bầu trời (9 tiết)

26. Cùng khám phá bầu trời 3

27. Thời tiết luôn thay đổi 3

1.2. Sử dụng sách giáo viên hiệu quả

Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được nêu tại Chương trình tổng thể, đảm bảo được các yêu cầu:

– Khai thác những kinh nghiệm, vốn sống của HS về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của HS với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh;

– Tổ chức cho HS học thông qua quan sát; – Tổ chức cho HS học thông qua trải nghiệm; – Tổ chức cho HS học thông qua tương tác;

– Lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể.

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các bài cụ thể được trình bày trong SGV cũng tuân thủ các yêu cầu trên, đảm bảo định hướng chung. Mỗi bài học mới trong SGK được cấu trúc gồm 4 hoạt động: mở đầu, khám phá, thực hành, vận dụng, vì thế trong phần Gợi ý các bước tổ chức dạy học trong SGV cũng gồm 4 hoạt động đó. Bên cạnh đó, SGV còn có các phần: nội dung các hình, đánh giá, hướng dẫn về nhà.

Hoạt động mở đầu là hoạt động có tính chất khởi động của bài học, có vai trò tạo tâm thế, hứng thú cho HS bước vào bài học. Ngoài ra, hoạt động này cũng có tác dụng kết nối các tri thức, kinh nghiệm đã có của HS với bài học mới. Ở hoạt động này, GV có thể yêu cầu HS hát bài hát có nội dung liên quan đến bài mới hoặc chơi trò chơi liên quan đến kiến thức em đã học hay yêu cầu HS suy nghĩ về một vấn đề liên quan đến bài mới,…

Hoạt động khám phá là hoạt động xây dựng kiến thức mới, HS được trải nghiệm, tương tác để khám phá ra kiến thức của bài học. Các hoạt động học tập ở đây có thể là quan sát, thảo luận, hỏi – đáp,… GV nên ưu tiên HS khám phá kiến thức thông qua trải nghiệm bằng nhiều giác quan khác nhau từ nguồn tư liệu thực tế như: các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh rồi sau đó mới đến tranh ảnh, video,…

Hoạt động thực hành là hoạt động giúp HS luyện tập, củng cố và khắc sâu hoặc mở rộng kiến thức đã học. Các hoạt động học tập có thể là trò chơi học tập, thực hành, nói, kể, vẽ, thảo luận,…

Hoạt động vận dụng là hoạt động yêu cầu HS áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã khám phá và thực hành, luyện tập vào các tình huống tương tự và tình huống mới, vận dụng được vào cuộc sống hằng ngày của các em. Các hoạt động học tập có thể là đóng vai xử lí một tình huống trong thực tiễn, tham gia vào các dự án học tập,…

Tuy nhiên, cũng rất khó phân chia rạch ròi các bước nêu trên cũng như khó xác định hoạt động học tập nào chỉ thuộc một trong bốn bước đó. Trong dạy học, GV cần linh hoạt vận dụng để tổ chức hoạt động học tập, đảm bảo HS được trải nghiệm, tương tác một cách hiệu quả.

Mỗi bài học trong sách gồm nhiều tiết. Việc phân chia các tiết trong một bài học theo SGV chỉ mang tính chất tương đối. GV cần tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của trường, lớp, học sinh cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

2 GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH

THAM KHẢO

2.1. Cấu trúc sách bổ trợ, sách tham khảo

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học quy định HS học 2 buổi/ ngày. Để giúp GV và HS có thêm tài liệu học tập buổi thứ hai và ôn luyện kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội qua từng bài, từng tuần, chúng tôi biên soạn một số sách bổ trợ và tham khảo, bao gồm:

− Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1;

− Vở thực hành Tự nhiên và Xã hội 1;

− Phiếu bài tập cuối tuần Tự nhiên và Xã hội 1;

− Tự nhiên và Xã hội 1 (Dành cho buổi học thứ hai).

Bài tập trong các cuốn sách này nhằm giúp HS lớp 1 thực hiện các hoạt động học tập độc lập và đa dạng trong các tiết Tự nhiên và Xã hội, rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành và phát triển năng lực môn học.

Về nội dung, các cuốn sách này được biên soạn theo nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 1 của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Về cấu trúc, ngoài các cuốn “Phiếu bài tập cuối tuần Tự nhiên và Xã hội 1” và Tự nhiên và Xã hội 1 (Dành cho buổi học thứ hai) được biên soạn theo thứ tự từng tuần, các cuốn còn lại được biên soạn theo thứ tự từng bài.

Về hình thức, bài tập trong các cuốn sách gồm nhiều dạng khác nhau:

− Nối hình vẽ (hoặc ô chữ) với hình vẽ (hoặc ô chữ) cho phù hợp.

− Viết chữ Đ hoặc đánh dấu / vào  dưới hình vẽ thể hiện việc nên làm,

không nên làm; đúng hoặc sai.

− Viết vào  hoặc chỗ (...) những từ hoặc những câu phù hợp.

− Vẽ, tô màu.

− Hoàn thành bảng thông tin.

2.2. Hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo hỗ trợ trong dạy học

Sách bổ trợ và tham khảo môn Tự nhiên và Xã hội hỗ trợ GV và HS trong việc dạy, học môn Tự nhiên và Xã hội. Với bộ sách này, HS sẽ được luyện tập những kiến thức cơ bản của bài học, được tư duy ở mức độ rộng hơn, đặc biệt được vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế. Với GV, thay vì phải tra cứu tài liệu chuẩn bị cho buổi thứ hai, GV có thể sử dụng các bài tập có sẵn trong bộ sách để rèn luyện kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực cho HS.

Bộ tài liệu còn tạo điều kiện cho phụ huynh giúp con em mình củng cố những kiến thức cốt lõi không thể thiếu được về khoa học tự nhiên và xã hội, làm hành trang cho cuộc sống của các em ở hiện tại cũng như tương lai.

Là tài liệu hỗ trợ cho HS lớp 1, vì thế ở những tuần đầu của năm học, khi HS chưa biết đọc, biết viết, sách bài tập và các tài liệu tham khảo thường đánh số để HS nhận biết nhiệm vụ của mình hoặc các yêu cầu cần thực hiện. Đồng thời, để HS hiểu rõ nhiệm vụ, GV cần hướng dẫn cho HS biết các em phải

thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của từng bài (Đánh dấu / , nối hình, viết

vào chỗ (...), vẽ,…). Khi đã biết đọc, biết viết, GV cần nhắc HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập để làm bài chính xác. Sách bổ trợ và sách tham khảo được sử dụng ở cuối tiết học, ở buổi học thứ hai, ở nhà với mục đích rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức.

Phiếu bài tập cuối tuần Tự nhiên và Xã hội 1 gồm các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề yêu cầu HS giải quyết hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý. Nó là cơ sở cho hoạt động mở rộng nhận thức. Phiếu bài tập cuối tuần được sử dụng sau một tuần học tập.

Tóm lại, sách bổ trợ và các tài liệu tham khảo có tác dụng hỗ trợ GV và HS trong việc dạy, học môn Tự nhiên và Xã hội, giúp củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng học tập cũng như phát triển năng lực môn học.

PHỤ LỤC 1

HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG BỘ SÁCH GIÁO KHOA “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”

1. Giới thiệu về hệ thống tập huấn qua mạng taphuan.nxbgd.vn

Việc tập huấn dạy học theo SGK mới lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) được thực hiện theo phương thức kết hợp giữa qua mạng và trực tiếp (Blended training).

NXBGDVN phát triển hệ thống tập huấn qua mạng (taphuan.nxbgd.vn) nhằm

đảm bảo cho tất cả GV, cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD) được tiếp cận trực tiếp bài giảng cũng như những giải đáp của chính Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả SGK lớp 1 để tiếp nhận đầy đủ và có thể vận dụng sáng tạo ý tưởng, nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học các môn theo SGK mới lớp 1 vào giảng dạy và quản lí giảng dạy tại địa phương.

Hệ thống tập huấn qua mạng hỗ trợ sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo, trường triển khai sử dụng bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXBGDVN, quản lí công tác tập huấn tại địa phương.

Bên cạnh đó, các tính năng tương tác qua mạng như facebook, zalo, viber, email,... được phát triển để người học và người dạy có thể trao đổi, hỏi đáp, thảo luận với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ và đội ngũ hỗ trợ của NXBGDVN.

1.1. Mô hình, phương thức tổ chức tập huấn

1.2. Các học liệu, tiện ích của hệ thống tập huấn qua mạng

– Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo SGK mới; – Các video tiết học minh hoạ;

Tập huấn triển khai dạy học bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXBGDVN

Mô hình

Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả SGK tập huấn cho CBQLGD và GV cốt cán (cấp Sở)

GV cốt cán cấp sở tập huấn nhân rộng cho CBQLGD và GV cốt cán của phòng Giáo dục và Đào tạo,

nhà trường

Sinh hoạt chuyên môn tại cụm trường, trường Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, NXBGDVN hỗ trợ:

– Tập huấn qua mạng (kèm tài liệu điện tử) – Tác giả trao đổi qua mạng công nghệ thông tin và truyền thông

NXBGDVN, Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn trực tiếp và qua mạng

– Video giới thiệu tổng quan bộ sách và các video giới thiệu những nét đặc trưng, nổi bật về cấu trúc sách, nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học theo từng môn học, hoạt động giáo dục;

– Bộ câu hỏi thường gặp và giải đáp được tổng hợp, chắt lọc qua những hội thảo, đợt tập huấn triển khai dạy học theo bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXBGDVN;

– Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn qua mạng;

– Bộ các công cụ tiện ích để CBQLGD, GV trao đổi với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên của NXBGDVN và chia sẻ kinh nghiệm triển khai dạy học với đồng nghiệp trên toàn quốc;

– Hướng dẫn sử dụng hệ thống tập huấn qua mạng để tự học, tự bồi dưỡng và để tổ chức tập huấn GV của sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, sinh hoạt chuyên môn tại cụm trường, trường.

1.3. Lợi ích cho cơ quan quản lí giáo dục, GV, CBQLGD

– Được chính Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả tập huấn, hỗ trợ nên tránh được "Tam sao thất bản";

– Thường xuyên cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ do hệ thống luôn được cập nhật và hoạt động 24/7;

– Sau tập huấn triển khai SGK mới, các GV, CBQLGD được tuyển dụng mới có thể truy cập hệ thống tập huấn qua mạng để tự bồi dưỡng;

– Kết xuất các báo cáo, thống kê, phân tích kết quả tập huấn cho các cấp quản lí giáo dục sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, trường.

2. Giới thiệu về hệ thống sách điện tử – hanhtrangso.nxbgd.vn

Đồng thời với việc xuất bản SGK giấy, nhằm mục đích hỗ trợ triển khai SGK mới, SGK điện tử là dịch vụ gia tăng dành cho đơn vị, cá nhân sử dụng SGK mới in trên giấy của NXBGDVN.

Trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, SGK điện tử của NXBGDVN mang lại những ưu việt sau:

2.1. Tích hợp và mở rộng

SGK điện tử lớp 1 trong bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” là phiên bản điện tử của SGK mới lớp 1 được tích hợp và mở rộng các nội dung liên quan: – Các học liệu kèm theo SGK như các tệp âm thanh, hình ảnh, clip, video,...; – Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học cần thiết bị để dạy học theo SGK; – Sách bổ trợ, SGV;

– Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập, hình ảnh, video, đề kiểm tra và đáp án, đánh giá kết quả trải nghiệm, thí nghiệm số hoá, bài elearning, giáo án, bài giảng;

– Hỏi đáp, tương tác với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên của cuốn sách và các đơn vị, cá nhân liên quan của NXBGDVN;

– Trao đổi, thảo luận qua mạng với cộng đồng người dùng sách; – Tự học qua mạng (elearning).

SGK điện tử được thực hiện tích hợp truyền thông đa phương tiện, liên thông nội dung SGK với các nguồn thông tin điện tử có liên quan. SGK điện tử “động hoá” được các thông tin từ kênh hình, các cơ chế, quá trình; kết hợp được kênh thông tin khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ trong việc thể hiện nội dung kiến thức, trải nghiệm; linh hoạt trong việc bổ sung, hoàn thiện kiến thức, hình thành kinh nghiệm mới.

2.2. Cập nhật, phát triển không ngừng

Nội dung SGK điện tử được cập nhật thường xuyên. Phiên bản điện tử của SGK luôn là phiên bản mới nhất:

– Không ngừng hoàn thiện, bổ sung, mở rộng những chức năng nâng cao của hệ thống;

2.3. Công nghệ

– Hệ thống sách điện tử cho phép chạy trên nền web, sử dụng các trình duyệt

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn tự nhiên và xã hội 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)