Lấy mẫu bằng thiết bị đo trực tiếp [6]

Một phần của tài liệu Quy trình lấy mẫu chất ô nhiễm không khí (Trang 27 - 30)

b. Cacbon monoxyt (CO) theo TCVN 7242:

3.3.2.2 Lấy mẫu bằng thiết bị đo trực tiếp [6]

- Phạm vi áp dụng: Đối với các khí NOX, SO2, CO và O2 trong khí thải còn thể đo bằng thiết bị đo trực tiếp

- Thiết bị: Một hoặc nhiều thiết bị đo và phân tích có khả năng đo tự động, liên tục và đưa ra kết quả quan trắc của các thông số khí thải.

+ Thiết bị thu thập, lưu giữ, truyền dữ liệu về cơ quan nhà nước về môi trường

+ Bình khí chuẩn: cung cấp khí chuẩn cho công tác kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc của hệ thống

- Yêu cầu lấy mẫu: Thiết bị đo trực tiếp các chất ÔN dạng khí trong khí thải tối thiểu phải đáp ứng với các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật theo bảng bên dưới

Bảng 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo trực tiếp

STT Thông số đo Độ chính xác Độ phân giải Thời gian đáp ứng

1 NO ± 5% của giá trị đọc 1ppm <30s 2 NO2 ± 5% của giá trị đọc 0,1ppm <40s 3 SO2 ± 5% của giá trị đọc 1ppm <30s 4 CO ± 5% của giá trị đọc 1ppm <40s 5 O2 ± 5% của giá trị đọc 0,1%V <60s - Lấy mẫu • Cách tiến hành

+ Vị trí đo mẫu khí được xác định cùng với vị trí lấy mẫu bụi theo 3.1. Trong trường hợp, chỉ thực hiện đo các chất ÔN dạng khí mà không lấy mẫu bụi thì phải thỏa điều kiện: không ở ống khói và chọn nơi có dòng khí chuyển động ổn định. Lắp thiết bị theo hình

Hình 9. Hệ thống quan trắc khí thải tự động

( Nguồn: https://hethongquantracmoitruong.blogspot.com/2019/12/he-thong-quan-trac- khi-thai-tu-ong.html)

+ Khởi động thiết bị đo, đợi cho các giá trị hiển thị được ổn định thì bắt đầu tiến hành đọc và ghi giá trị đo.

+ Tại mỗi vị trí quan trắc phải thực hiện ít nhất 3 phép đo( 3 mẫu) trong 1 lần quan trắc + Thời gian đo tối thiểu cho 1 phép đo là 15 phút với tần suất đọc và ghi giá trị đo liên tục là 3 phút/ 1 giá trị.

• Tính toán kết quả khi sử dụng thiết bị đo trực tiếp.

+ Đối với kết quả đo của thiết bị là ppm và điều kiện tiêu chuẩn quy định là 250C và 760mmHg, nồng độ các chất ÔN được tính theo công thức.

• CO: ppm × 1,14 = mg/Nm3

• SO2: ppm × 2,62 = mg/Nm3

• NO2: ppm × 1,88 = mg/Nm3

• NO: ppm × 1,23 = mg/Nm3

LƯU Ý:

1. Kết thúc, quá trình lấy mẫu, mẫu sẽ được phân tích nhằm làm sáng tỏ các thông số về bụi, khí ô nhiễm theo các phương pháp như sau[7]

Bảng 3. Phương pháp phân tích khi thường gặp

Chất ô nhiễm phát hiện Phương pháp phân tích CO Hấp thụ tia hồng ngoại tập trung

Sắc ký khí NO2 Tĩnh điện So màu Sắc ký khí SO2 Sắc ký khí Đo quang phổ So mày Tĩnh điện

2. Đối với các mẫu khí, khi lấy mẫu và tiến hành tính toán kết quả thì được bảo quản như sau [3]

Bảng 4 Phương pháp bảo quản mẫu khí Tên chỉ tiêu Bảo quản mẫu xét nghiệm

NO2 Giữ lạnh < 250C, phân tích trong ngày( giảm 1-4% / 1 ngày) SO2 Giữ lạnh 50C, phân tích 30 ngày( giảm 1-5%/ ngày, 250C) CO Giữ lạnh < 250C, phân tích 3 ngày

O3 Giữ lạnh < 250C, phân tích 3 ngày

Bụi Nhiệt độ phòng

Một phần của tài liệu Quy trình lấy mẫu chất ô nhiễm không khí (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w