Về vấn đề dân tộc và giai cấp: Vấn đề quan trọng, cốt lõi của cách mạng vô sản trong Tuyên ngôn là đấu tranh giai cấp.Theo nguyên lý của chủ

Một phần của tài liệu tác PHẨM KINH điển , tuyên ngôn của đảng cộng sản-Tiểu luận cao học (Trang 27 - 30)

Chương 2.TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐỐI VỚI CÁCH M ẠNG VIỆT NAM

2.2. Về vấn đề dân tộc và giai cấp: Vấn đề quan trọng, cốt lõi của cách mạng vô sản trong Tuyên ngôn là đấu tranh giai cấp.Theo nguyên lý của chủ

mạng vô sản trong Tuyên ngôn là đấu tranh giai cấp.Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác, vấn đề dân tộc luôn gắn với một giai cấp nhất định, không có dân tộc phi giai cấp, siêu giai cấp.Vấn đề dân tộc ở các nước Tây Âu đã được giai cấp tư sản giải quyết.Các nước Tây Âu là các quốc gia, dân tộc độc lập, không có sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, và chính họ lại đi xâm lược, áp bức thuộc địa. Mặt khác, ở Tây Âu xã hội công dân ra đời sớm, sự phân hoá giai cấp triệt để, mâu thuẫn giữa giai cấp giữa tư sản và vô sản đối chọi nhau, một mất, một còn. Vấn đề C.Mác- Ăngghen quan tâm là vấn đề xã hội Tây Âu quan tâm: đó là đấu tranh giai cấp.Điều đó hoàn toàn đúng ở Tây Âu, vì khi giai cấp vô sản lật đổ tư sản, giải phóng cho giai cấp mình, đồng thời giải phóng cho dân tộc. Vì thế, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác kêu gọi “ giai cấp vô sản ở mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Đưa vấn đề đó vào Việt Nam thì đúng nhưng chưa đủ, vì ở Việt Nam xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn xã hội chưa phát triển cao như ở Tây Âu. Người chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra như ở phương Tây”, bởi vì “về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây”. Nguyễn Ái Quốc phân tích làm sáng rõ: “Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt, bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ”... “nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc.Sự

xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu.Điều đó, không thể chối cãi được”.Mặt khác, Việt Nam còn bị sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, dân tộc còn nô lệ.Cho nên, địa chủ, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản đều có điểm tương đồng là người dân nô lệ, mất nước và có nguyện vọng giải phóng dân tộc.Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam cần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược.Vì vậy, muốn giải phóng giai cấp vô sản theo học thuyết của Các Mac thì trước hết phải giải phóng cho dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Có giải phóng được dân tộc mới giải phóng được giai cấp, nếu chỉ đấu tranh giải phóng giai cấp thì không thể giải phóng được giai cấp và cũng không thể giải phóng được dân tộc,vì chủ nghĩa đế quốc sẽ đàn áp cách mạng. Nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã độc lập, tự chủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, không giáo điều, dập khuôn. Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định: “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Từ sự phân tích, thấy rõ vai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Người chủ trương liên minh các giai cấp, các tầng lớp yêu nước: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn địa chủ và phong kiến” …Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,.v.v... để lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp.Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến.v.v..) thì phải đánh đổ”. Nguyễn ái Quốc đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhằm đoàn kết tập hợp hết thảy các lực lượng yêu nước, thương nòi, tạo ra sức mạnh dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, Người luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp vô sản để giải quyết vấn đề dân tộc: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích

gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”.Như vậy, Nguyễn ái Quốc đã đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để giải quyết vấn đề dân tộc. Tư tưởng đó đã soi sáng cho Đảng và nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám (1945). Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển cho chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến.Những nguyên lý do C.Mác,Ăngghen nêu lên trong Tuyên ngôn đã được Hồ Chí Minh luôn luôn quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo đã đưa cách mạng Việt Nam đi tới giành những thắng lợi to lớn.Ngày nay, bối cảnh lịch sử mới đang đặt ra cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.

Ở nước ta, hơn 80 năm qua, từ khi Đảng ta ra đời (1930) đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh, đi từ cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập tự do, đánh thắng đế quốc xâm lược đến xây dựng đất nước và đang thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới theo con đường XHCN. Tuy nhiên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là kết quả thụ động của phong trào cách mạng trên thế giới mà chủ yếu do sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam, đồng thời đó còn vì Đảng ta luôn giữ vững những nguyên tắc cơ bản của học thuyết đó trong mỗi bước ngoặt của cách mạng.

Chính cương vắn tắt (1930) của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã xác định: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nói cách khác, đối với một nước thuộc địa, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phải đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mang tính thời đại, đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp-giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta lãnh đạo đã thực hiện đồng thời ba chức năng lịch sử đó. Trong 30 năm kháng chiến (1945-1975), nhờ nắm vững xu thế của lịch sử mà chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã chỉ ra, nhờ kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta, quân đội ta đánh thắng những kẻ thù xâm lược hung bạo nhất thời đại, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xác lập, củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Một trong những sai lầm của những người kế thừa chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đã rơi vào chủ nghĩa giáo điều về lý luận, đồng nhất lý luận với phương pháp luận, không biết vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin khi tình hình đã thay đổi. Mặt khác trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhiều Đảng Cộng sản đã không kịp thời ngăn chặn được tình trạng quan liêu hóa, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ một bộ phận của CNXH vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu tác PHẨM KINH điển , tuyên ngôn của đảng cộng sản-Tiểu luận cao học (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w