Thực tế đã kiểm chứng trong lĩnh vực tài chính vi mô

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động: cácphương pháp và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô (Trang 35 - 37)

mức

trung bình

Nguồn: Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP).

50biểu đồ biểu đồ

Đóng góp của các nghiên cứu đánh giá học thuật trong việc xác định chiến lược tài chính vi mô của AFD

Trước khi nhắc đến đặc thù của lĩnh vực tài chính vi mô, chúng ta sẽ xem xét cách xây dựng chiến lược chung của AFD trong các lĩnh vực khác nhau. Các thông tin thu được từ những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả và tác động của các dự án tài trợ chỉ là một trong những tham số hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của một cơ quan phát triển như AFD. Xét về logic, sẽ cần phải tính đến nhiều tham số khác nữa:

- nhu cầu của các nước hoặc các cơ quan đối tác;

- năng lực thực hiện dự án của các nước, đôi khi yếu tố này dẫn tới việc tránh hoặc rút khỏi một số lĩnh vực cho dù đó là những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển, hoặc thậm chí chỉ tập trung dự án vào khu vực xã hội dân sự khi mà năng lực quản lý của các nước còn quá yếu kém. Chẳng hạn, việc phân bổ dự án tài chính vi mô trong danh mục dự án của AFD cho các nước đang thoát khỏi khủng hoảng có nguyên nhân từ những khó khăn trong việc đầu tư tài chính cho các dự án công của các nước này;

- vị trí của các cơ quan phát triển khác ; - năng lực và phạm vi quan tâm của AFD hay

rộng hơn là phạm vi quan tâm của Pháp, v.v...

AFD triển khai các dự án tài chính vi mô đầu tiên vào năm 1988. Thách thức lớn nhất vào thời điểm bấy giờ là làm sao tìm được một phương tiện thay thế cho các ngân hàng phát triển nông nghiệp châu Phi, phần lớn các ngân hàng này đều đã phá sản. Nhiều mô hình đã được hỗ trợ: các mạng lưới phường hội, quỹ tự chủ quản lý ở các làng, mạng lưới

tự quản lý và ngân hàng vi mô, mô hình ngân hàng vi mô này chủ yếu là các thiết chế tài chính vi mô được thành lập theo hình thức cổ phần. Trong lĩnh vực này, một bước ngoặt chiến lược quan trọng đã diễn ra vào đầu những năm 2000, sau khi AFD thực hiện kiểm toán nội bộ, xem xét lại các dự án liên tiếp thất bại trong lĩnh vực tài chính vi mô nông thôn, đặc biệt trong khuôn khổ hợp phần của các dự án tổng thể. Bước ngoặt này được thể hiện bằng những quyết định và định hướng quan trọng sau đây:

- thành lập một bộ phận chuyên trách, vì trước đây việc theo dõi giám sát chủ yếu do trưởng dự án kiêm nhiệm;

- dành ưu tiên cho mục tiêu bền vững về tài chính cho các thiết chế tài chính vi mô (IMF);

- tập trung vào các dự án tài chính vi mô ở khu vực đô thị, duy trì các mô hình đã hoạt động tốt có kinh nghiệm, song song với việc thành lập các thiết chế tài chính vi mô mới theo hình thức công ty và loại bỏ dần hình thức tổ chức theo kiểu « cơ cấu dự án » và các quỹ tiết kiệm tín dụng nhưng ở mức độ ít hơn;

- các hình thức cung cấp tài chính mới, bên cạnh hình thức tài trợ có thêm hình thức cho vay.

Bắt đầu từ năm 2007, nhiều hoạt động, dự án được tăng cường trên cơ sở kết quả rà soát dự án thực hiện năm 2006, kết luận của đợt rà soát đó cho thấy lợi thế so sánh của AFD đối với các cơ quan khác là AFD có hiểu biết thực sự về các nước đối tác, có nguồn nhân lực tốt và khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu tài chính khác nhau của các thiết chế tài chính vi mô. Cuối cùng, AFD đã có những điều chỉnh mới về chiến lược sau khi rà soát lại danh mục dự án tài chính vi mô thực hiện năm 2011 đã

được nhắc tới ở trên. Sau đợt rà soát này, trên tổng số 26 dự án, 20 dự án được đánh giá là xác đáng, phù hợp, 18 dự án được đánh giá là lâu dài, 7 dự án được đánh giá là đảm bảo hiệu năng và 14 dự án hiệu quả. Tổng kết lại,

có sáu dự án bị đánh giá là chưa được, ba dự án có thể tạm chấp nhận, chín dự án khá tốt và tám dự án tốt. Không dự án nào được xếp vào diện tồi hay xuất sắc.

Việc cho điểm các dự án này tập trung vào ba tiêu chí dễ xác định nhất: xác đáng, hiệu năng và bền vững, ở đây tính bền vững của dự án được xét trên hai tiêu chí là lâu dài và tự chủ tài chính. Tiêu chí hiệu quả là tiêu chí phụ, vì đôi khi mục tiêu của dự án không được xác định một cách rõ ràng; còn tác động của dự án không được xét là tiêu chí tính điểm do không có thông tin đầy đủ.

Sau đợt rà soát danh mục các dự án này, năm khuyến nghị mạnh mẽ đã được đưa ra, và phần lớn đã được triển khai từ năm 2012, thể hiện một sự tái định hướng chiến lược thực sự:

- tăng số lượng dự án tài chính vi mô nông

các dự án đang được xem xét là các dự án trong lĩnh vực này);

- hỗ trợ xây dựng hạ tầng thị trường (hỗ trợ tài chính cho các hiệp hội tổ chức tài chính vi mô, như trường hợp của Campuchia, hoặc các sáng kiến chia sẻ kinh nghiệm tốt);

- hướng các dự án tài trợ lâu dài tới các tổ chức tài chính vi mô quy mô vừa (xây dựng một công cụ hỗ trợ cho các tổ chức tài chính vi mô quy mô nhỏ);

- khuyến khích các dự án có tính đổi mới (ví dụ dự án hỗ trợ mới đây cho mô hình ngân hàng lưu động);

- xây dựng triết lý về tài chính vi mô có trách nhiệm (ví dụ xây dựng bộ tiêu chí chấm

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động: cácphương pháp và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)