a. Các biện pháp xử lý, giảm thiểu bụi, khí thải
Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông: Các phương tiện ra vào dự án, máy móc thiết bị. Để giảm thiểu tối đa các tác động này, chủ dự án thực hiện các biện pháp như:
+ Thường xuyên phun nước dập bụi 2 lần/ngày đối với khu vực xe vận chuyển thường
xuyên ra vào và tập trung.
+ Xe chở đúng trọng tải hàng quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động cơ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lưu thông.
+ Sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, dầu diezen có hàm lượng lưu huỳnh
thấp.
+ Các phương tiện phải đảm bảo đủ các điều kiện lưu hành, trong thời hạn cho phép
theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải. + Không sử dụng các loại phương tiện, thiết bị quá cũ.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị và các phương tiện vận chuyển đi lại.
+ Đối với phương tiện đi lại của công nhân, đến cổng phải xuống xe, tắt máy, không nổ máy trong khu vực công ty.
Biện pháp giảm thiểu bụi từ quá trình vận hành trạm
+ Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dự thay vì tắt lò
+ Lắp đặt ống khói cao khoảng 15m; đối với khí thải đun nhựa đường sẽ lắp đặt hệ
thống quạt hút công suất 55kw để hút khí qua bể chưa dung dịch hấp thụ
+ Toàn bộ hệ thống xử lý bụi gồm xyclon, quạt hút, bơm và ống khói được đầu tư đồng bộ trọn gói thiết bị của nhà cung cấp, hệ thống bể chứa dung dịch hấp thụ được xây riêng
+ Hệ thống trạm trộn có được lắp kèm hệ thống lọc bụi khô và lọc bụi ướt. Không có hơi, khí độc thải qua ống khói khi nấu nhựa và sấy phối liệu. Lượng khí trơ N2, hơi nước và khí CO2 thải ra thấp. Một số các nguyên tố vi lượng như lưu huỳnh (S), cac bon (C) không cháy hết do những nguyên nhân ngẫu nhiên không thể xác định bằng lý thuyết có thể có những không đáng kể qua thực tiễn.
+ Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác
nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.
Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thu gom, lưu giữ chất thải Để giảm thiểu mùi, hơi phát sinh trong quá trình thu gom lưu giữ chất thải không gây ảnh hưởng tới môi trường không khí của khu vực chủ dự án áp dụng các biện pháp sau:
+ Bố trí khu vực tập kết, lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh. Khu vực lưu giữ chất thải được xây dựng kín: Tường xây gạch, nền đổ bê tông, mái bắn tôn.
+ Thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại rác để vào các thùng chứa, thuận tiện cho công tác lưu giữ cũng như xử lý.
+ Hợp đồng thuê đơn vị có chức năng định kỳ đến vận chuyển đem đi xử lý để đảm bảo giảm thiểu tối đa lượng mùi, hơi phát sinh.
b. Các công trình, biện pháp xử lý nước thải:
Hệ thống thu gom nước thải: Hệ thống thu gom và thoát nước thải của trạm trộn bê tông được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.
- Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn vận hành số lượng gồm 05 người công nhân không nhiều và không ổn định. Nên lưu lượng nượng nước thải sinh hoạt phát sinh cũng không nhiều và không ổn định. Do đó nên công trường có lắp đặt 1 bể tự hoại sau nhà vệ sinh để thu gom với thể tích nhỏ. Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) thuê đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường có đầy đủ tư cách thu gom và xử lý theo định kỳ.
- Nước thải trạm trộn: Quy trình sử dụng nguồn nước sản xuất của trạm trộn bê tông là quy trình hoàn toàn khép kín, không xả nước thải ra môi trường. Chỉ phát sinh rất ít lượng nước từ quá trình dập bụi từ công trường và khu vực gần trạm trộn. tuy nhiên lượng nước này sẽ được thu gom và tái tuần hoàn để sử dụng mà không thải ra môi trường.
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn phát sinh trên bề mặt của cơ sở được thu gom bằng hệ thống rãnh thu. Rãnh được xây bằng gạch có kích thước rộng 40 cm, sâu 30 cm đảm bảo nước mưa có thể thoát ra môi trường.
c. Chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Để giảm thiểu rác sinh hoạt và quản lý tốt lượng rác phát sinh trạm trộn bê tông sẽ triệt để áp dụng nguyên tắc 3R (Reduce - Reuse - Recycle) trong quản lý chất thải. Quy trình quản lý chất thải rắn trong trạm trộn được tổ chức như sau: Rác thải của các khu vực làm việc sẽ được phân loại và có thùng chứa rác riêng:
+ Khu vực văn phòng thường rác thải chủ yếu là nilon, lon nước ngọt, các loại rác thải có thể tái chế được thu gom vào thùng nhựa thể tích 25 lít.
+ Đối với rác hữu cơ: Toàn bộ rác thải hữu cơ được thu gom vào thùng nhựa 25l;
Đối với rác thải có thể thu gom tái sử dụng có thể bán, tái chế lại có thể bán cho các đơn vị thu gom có nhu cầu mua lại. Đối với rác thải không thể tái chế công nhân của dự án sẽ tập kết tại khu vực cố định. Sau đó sẽ được xe chở vật liệu của trạm trộn đưa ra ngoài trạm trộn bê tông nhựa chở đến nơi tập kết và sẽ có đơn vị được thuê xử lý theo hợp đồng của đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
* Chất thải rắn thi công:
Dự kiến công ty sẽ bố trí các thùng chứa loại to để thu gom nguồn chất thải này. Những chất thải rắn không tái chế được, công ty sẽ thu gom và tập kết tại một khu chứa chất thải giúp thuân tiện cho công nhân trong công tác thu gom. Đơn vị sẽ tiến hành thu gom vào các thùng nhựa 100lít được bố trí tại công trường sau đó sẽ được xe của trạm trộn đưa ra ngoài công trường chở đến nơi tập kết và có đơn vị được thuê xử lý theo hợp đồng của đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ
cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
* Chất thải rắn nguy hại:
Do lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành trạm trộn là rất ít nên công trường có bố trí một thùng phuy có nắp, có dẫn nhãn cảnh báo và bố trí để ở khu vực an toàn ít người qua lại để thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết theo đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và Nghị định 38/2015/NĐ – CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu .
Tại các vị trí thường xuyên phát sinh chất thải nguy hại sẽ được đặt các thùng chứa 100 lít để tập kết chất thải nguy hại, hướng dẫn cho cán bộ nhân viên nhận biết các loại CTNH để thu gom theo từng chủng loại và đem đi tập kết tại một khu vực riêng biệt chuyên chứa chất thải nguy hại ngay khi CTNH phát sinh. Các thùng chứa và khu vực tập kết chất thải nguy hại đều có biển cảnh báo. Cụ thể:
- Dụng cụ chứa phải được làm bằng các chất không tạo phản ứng cháy nổ với các chất được chứa (đựng) phải có nắp đậy kín và được dán nhãn có in mã chất thải nguy hại.
- Khu vực chứa phải có mãi che và tường bao tránh các tác động bên ngoài đến chát
thải bảo quản như mưa, gió và ánh sáng trực tiếp..., phía bên ngoài phải trang bị biển cảnh báo theo quy định, mặt bằng thoáng được sắp xếp khoa học phân rõ các khu vực đảm bảo nguyên tắc an toàn tại khu lưu giữu chất thải nguy hại tránh khả năng gây cháy nổ và tính tương thích giữa các chất. Ngoài ra còn cần trang bị đầy đủ các dụng phụ thiết bị ứng phó khi sự cố xảy ra như bình chữa cháy, lối thoát hiểm ....
- Sau đó sẽ thuê đơn vị có đầy đủ năng lực để vận chuyển và xử lý theo hợp đồng của đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Chủ dự án đảm bảo các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án được thu gom, phân loại và quản lý theo đúng quy định và được xử lý triệt để.