Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND phường khuê trung (Trang 32 - 34)

- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha,

4. Cơ sở pháp lý

Nghị định 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Đây có thể xem là một khái niệm mở về hộ tịch bởi vì: Trong cuộc đời một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết có rất nhiều sự kiên liên quan đến tình trạng thân nhân và trong tất cả các sự kiện đó không phải sự kiện nào cũng thuộc lĩnh vực hộ tịch. Chính vì vậy, Nghị định 158/2005NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đưa ra khái niệm thứ hai để làm rõ khái niệm hộ tịch.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, xác định lại giới tính.

Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch , ly hôn, việc huỷ kết hộ trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi.

Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp lật hiện hành thì hộ tịch không phải là toàn bộ những sự kiện liên quan đến thân nhân của một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết mà là những sự kiện “ cơ bản nhất” và những sự kiện đó là những sự kiện mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác cũng từ cách hiểu về hộ tịch như trong Nghị định 158 có thể thấy, hộ tịch còn là một lĩnh vực quản lý quan trọng của nhà nước. Trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng quản lý là mọi người dân, khách thể quản lý là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của mỗi con người thuộc phạm vị đối tượng quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước về hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của nhà nước xét trên 3 phương diện:

Thứ nhất: Quản lý hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đó.

Thứ hai: Hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung, sinh động nhất sự tôn trọng của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật.

Thứ ba: Quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội. Hệ thống sổ sách hộ tịch là cơ sở quan trọng để quản lý từng con người trong xã hội.

Với vị trí, và trò đó nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỘ TỊCHTRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHUÊ TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHUÊ TRUNG

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND phường khuê trung (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w