3.3.1. Tính toán liều lƣợng vật liệu cho mẻ trộn
Bảng 3.16. Thành phần cấp phối cho một mẻ trộn bê tông
Cấp phối Xi măng (kg) Đá dăm 1x2cm (kg) Cát Nƣớc (kg) Cát sông Túy Loan (kg) Cát đụn ven biển ĐàNẵng (kg) Cấp phối 0 34,53 128,21 67,57 0 19,74 Cấp phối 1 34,53 128,21 60,57 6,73 19,74 Cấp phối 2 34,53 128,21 53,78 13,44 19,74 Cấp phối 3 34,53 128,21 46,86 20,08 19,74 3.3.2. Trộn hỗn hợp bê tông và xác định độ sụt
Thí nghiệm độ sụt đƣợc thực hiện theo TCVN 3106:1993 [13]. Đối với cấp phối 0: sau khi tiến hành trộn hỗn hợp bê tông, tiến hành kiểm tra lại xem có đạt yêu cầu nhƣ độ sụt đã quy định tại [13].
Đối với các cấp phối 1, 2, 3: sau khi tiến hành trộn hỗn hợp bê tông cho mỗi cấp phối, tiến hành kiểm tra độ sụt của từng cấp phối.
Bảng 3.17. Độ sụt của các cấp phối bê tông thí nghiệm Cấp phối Độ sụt (cm) Cấp phối 0 8 Cấp phối 1 7,2 Cấp phối 2 6,7 Cấp phối 3 6,1
Nhận xét: độ sụt của hỗn hợp bê tông tương ứng với từng cấp phối đảm bảo yêu cầu công tác và phù hợp với độ sụt ban đầu theo quy định khi tiến hành chọn cấp phối 0 theo TCVN 3106:1993 [13]. Theo Bảng 3.17, cấp phối có càng nhiều c t đụn ven biển thì độ sụt càng thấp.
3.3.3. Chọn khuôn đúc và tiến hành đúc mẫu
Chọn khuôn đúc: các viên mẫu bê tông đƣợc đúc trong các khuôn bằng thép, các cạnh ghép kín, không rò rỉ hồ vữa, không thấm nƣớc, không gây phản ứng với xi măng và có bôi chất chống dính lên các bề mặt tiếp xúc với hỗn hợp vữa bê tông. Khuôn đúc mẫu phải đảm bảo độ cứng, ghép chắc chắn để không làm sai lệch kích thƣớc, hình dáng viên đúc vƣợt quá quy định ở điều 3.4 “TCVN 3105:1993 [12]”. Mặt trong của khuôn phải nhẵn phẳng và không có các vết lồi lõm sâu quá 8 micrômét. Độ không phẳng của các mặt trong khuôn hình lập phƣơng, khuôn trụ và độ cong vênh của các đƣờng sinh khuôn trụ không đƣợc vƣợt quá 0,05 mm trên 100 mm độ dài. Độ lệch góc vuông tạo bởi các mặt kề nhau không vƣợt quá ±50.
Hình 3.9. huôn đúc mẫu và mẫu đúc
Đúc mẫu: hỗn hợp bê tông sau khi chuẩn độ sụt đƣợc trộn đều lại và đúc thành các tổ mẫu theo chỉ dẫn của TCVN 3105: 1993 [12]. Các mẫu đƣợc đúc tại Phòng Thí nghiệm trƣờng Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
3.3.4. Quy trình bảo dƣỡng mẫu
Các mẫu đúc dùng để thí nghiệm cƣờng độ chịu nén, chịu kéo của các cấp phối bê tông đƣợc bảo dƣỡng và đóng rắn kể từ khi đúc xong đến ngày thử mẫu. Mẫu đƣợc giữ trong khuôn 24 giờ, các viên mẫu đƣợc kí hiệu rõ ràng ở mặt không chịu tải và bảo dƣỡng trong điều kiện giống nhau.