Về cấu trúc của Luật SHTT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Tổng kết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (Trang 30 - 31)

Qua quá trình triển khai thi hành Luật SHTT, hiện có một số ý kiến khác nhau liên quan đến cấu trúc của Luật SHTT:

- Loại ý kiến thứ nhất:

Nên giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật như hiện nay, bao gồm tất cả các loại quyền SHTT và giữ nguyên bố cục như hiện hành, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quy định của pháp luật về SHTT của toàn bộ hệ thống, đặc biệt là trong các khía cạnh có liên quan đến chính sách chung của Nhà nước đối với cả hệ thống SHTT, có liên quan đến sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành trong hoạt động quản lý nhà nước và đặc biệt là trong các quy định về bảo vệ, thực thi quyền SHTT. Thực tế cho thấy tất cả các bất cập, hạn chế của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành không nằm ở nguyên nhân do cấu trúc

của Luật, mà do bất cập từ chính nội dung của các quy định đó. Việc đề xuất tách Luật SHTT thành các đạo luật đơn hành cũng cần cần xem xét đến tính khả thi, bởi việc xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành được một đạo luật không hề đơn giản. Quốc hội cũng khó có thể xem xét, thông qua tất cả các đạo luật về SHTT trong cùng kỳ họp, đặc biệt là việc sửa đổi Luật SHTT lần này cũng là để thực hiện các cam kết trong các FTA mà Việt Nam tham gia, trong khi thời hạn phải thực hiện các FTA này lại không còn nhiều.

- Loại ý kiến thứ hai:

Nên duy trì Luật SHTT điều chỉnh tất cả các loại quyền SHTT như hiện nay, nhưng cấu trúc lại thành các phần độc lập: (i) Luật Quyền tác giả và quyền liên quan; (ii) Luật Quyền sở hữu công nghiệp; và (iii) Luật Quyền SHTT đối với giống cây trồng; lập luận của loại ý kiến này về cơ bản giống với loại ý kiến nêu trên, nhưng việc quy định tách thành từng phần riêng như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc áp dụng, tra cứu v.v...

- Loại ý kiến thứ ba:

Nên tách Luật SHTT thành các Luật đơn hành: (i) Luật Quyền tác giả và quyền liên quan; (ii) Luật Quyền sở hữu công nghiệp (hoặc tách nhỏ hơn nữa thành các luật đơn hành về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT); và (iii) Luật Quyền SHTT đối với giống cây trồng, bởi lý do, về cơ bản các đối tượng của quyền SHTT có bản chất khác nhau, cơ chế bảo hộ khác nhau và trình tự, thủ tục đăng ký xác lập quyền cũng không đồng nhất. Việc tách thành các đạo luật riêng sẽ giúp cho cả người dân, các cơ quan quản lý nhà nuớc, các cơ quan thực thi quyền SHTT rất thuận tiện cho việc sử dụng; việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các luật này cũng thuận lợi và nhanh chóng hơn và điều này cũng phù hợp với thông lệ nhiều nước trên thế giới.

Do đây là vấn đề lớn, lại có nhiều ý kiến khác nhau nên cần được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận.

Phần thứ ba

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢTHI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ THI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Tổng kết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w