Kết quả trả lời của sinh viên điều dưỡng cho thấy kiến thức đạt chung về HIV/AIDS chưa cao 63%, số sinh viên có kiến thức không đạt chiếm tới hơn 1/3 (37%) cụ thể sinh viên trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức HIV/AIDS trong các câu hỏi có tỷ lệ: Số sinh viên biết được thời kỳ triệu chứng ở người lớn nhiễm HIV bắt đầu khi số lượng TCD4+ giảm của cả 2 trường đều rất thấp 7,4%, trong đó trường ĐH Y Hà Nội chỉ có 3% sinh viên trả lời đúng. Đối với câu hỏi về cách tiệt trùng để tiêu diệt HIV thì tỷ lệ sinh viên biết “cách luộc trong nước sôi 20 phút” chiếm 48,5%, “cách hấp ướt 1200, 2 at trong 20 phút” thì tỷ lệ đúng chiếm tỷ lệ thấp 35,4%, Những kết quả này có thể rất cần thiết cho sinh viên vì trong tương lai sinh viên điều dưỡng sẽ là những người tiếp xúc, chăm sóc trực tiếp cho người bệnh, vì vậy kiến thức về tiệt trùng, vô khuẩn rất quan trọng trong việc phòng tránh nhiễm trùng bệnh viện nói chung và lây nhiễm HIV/AIDS nói riêng.
Kiến thức liên quan đến các loại NTCH thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS cho thấy nhiễm lao ngoài phổi hoặc tại phổi được biết đến nhiều nhất (84,5%), tiếp theo là viêm phổi (71%), các loại NTCH khác như nấm họng, viêm phổi, nhiễm Toxoplasma ở não được biết đến với tỷ lệ thấp hơn (25,3%). Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Hải trên đối tượng là NVYT tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên năm 2004 cũng cho kết quả tương tự (nhiễm lao ngoài phổi hoặc tại phổi được biết nhiều nhất (75,7%), sau đó là loét họng, miệng do Herpes (66%) [9]. Những kết quả này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu thực tế trên lâm sàng tại Việt Nam và thế giới. Theo Đỗ Thị Liễu Mai (2000) những NTCH thường gặp ở người nhiễm HIV đứng đầu là viêm da (23,9%), sau đó là Zona (12%), nhiễm Lao (11,1%), nấm họng, miệng Candida (4,3%), còn đối với bệnh nhân AIDS thì NTCH hay gặp nhất là Lao (44,8%) [18]. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thuý Hạnh (2000), Lao ngoài phổi và tại phổi vẫn là NTCH hay gặp nhất (29%) %, một số loại NTCH khác là nhiễm Candida ở họng
(28,7%), nhiễm Toxoplasma ở não (3,67%) [27]. Loại NTCH này (nhiễm Lao) cũng tương tự ở các nước như Thái Lan (37%), khu vực Nam Phi (54%) [56], [52]Tỷ lệ SV điều dưỡng biết cả 4 cách dự phòng NTCH khá thấp (38.7%). Những điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS, vì ở nước ta hiện nay chủ yếu là điều trị các NTCH và người nhiễm HIV/AIDS thường được phát hiện ở giai đoạn biểu hiện của NTCH nên việc hiểu biết về NTCH là rất quan trọng [9]. Lý do của sự thiếu hiểu biết này phần nhiều có thể là do sinh viên chủ quan, xem nhẹ nên công tác giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về NTCH ở người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian tới là rất cần thiết. Ngoài ra, do sự thiếu kiến thức này sẽ dẫn đến việc sinh viên điều dưỡng khi bị phơi nhiễm sẽ không biết dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm và sau này khi hành nghề có thể cũng sẽ không biết cách tư vấn đúng cho người bệnh muốn điều trị dự phòng.
3.1.2. Thái độ với ngƣời nhiễm HIV/AIDS của sinh viên trƣờng ĐH Y Hà Nội và ĐH Thành Tây.
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, chỉ có 15,5% sinh viên có thái độ xa lánh, đổ lỗi cho người có HIV, rằng HIV/AIDS là sự trừng phạt cho hành vi xấu. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trên SV Y khoa tại Trung Quốc năm 1993 (tỷ lệ SV cho rằng HIV/AIDS là sự trừng phạt cho những người có hành vi xấu là 67,5%) [45]. Sự khác nhau này có thể giải thích là do thời gian nghiên cứu khác nhau, ngoài ra yếu tố quan trọng góp phần làm tăng thái độ “đồng cảm” trong những năm gần đây những thông tin về HIV/AIDS được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hơn .
Nghiên cứu tại Nhật năm 2000 trên 383 SV điều dưỡng thì có 187 người (49%) cho rằng không nên sống chung nhà với người nhiễm HIV/AIDS [47]. Liên quan tới thái độ với người nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV, có 9,1% sinh viên đồng ý/rất đồng ý rằng “người nghiện chích ma túy đáng bị mắc HIV", từ 6,7% - 27,6%% có thái độ “đồng cảm” với “trẻ em/người nhiễm HIV do truyền máu hơn là người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy”.Nhìn chung thì tỷ lệ
sinh viên có thái độ “đồng cảm” đối với người nhiễm HIV/AIDS ở cả hai trường là cao.
3.1.3 Thái độ của sinh viên trƣờng ĐH Y Hà Nội và trƣờng ĐH Thành Tây trong chăm sóc cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có thái độ đồng ý/rất đồng ý với việc “chăm sóc cho bệnh nhân AIDS vì đó là trách nhiệm nghề nghiệp” chiếm khá cao (86,2%). Tuy nhiên, khi được hỏi về thái độ “tự nguyện chăm sóc cho bệnh nhân AIDS" thì tỷ lệ đồng ý/rất đồng ý chỉ còn lại 37%. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục truyền thông về HIV/AIDS trong thời gian tới trong trường học cần phải chú trọng để khơi dậy, nâng cao sự “tự nguyện” của sinh viên điều dưỡng chứ không phải là “trách nhiệm”, “bổn phận” khi chăm sóc cho bệnh nhân AIDS. Mặc dù hiện tại tỷ lệ SV thể hiện sự “sẵn sàng” trong chăm sóc bệnh nhân AIDS còn rất thấp ( 37%) nhưng chỉ có hơn 1/3 số sinh viên điều dưỡng ở cả 2 trường (39%) đều đã thể hiện thái độ tích cực rằng “SV điều dưỡng nên được phân công chăm sóc bệnh nhân AIDS (trong khi đi học lâm sàng/đi trực tại bệnh viện)”.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV, thái độ về chăm sóc ngƣời nhiễm HIV/AIDS của SV năm 3 và năm 4 điều dƣỡng tại trƣờng ĐH Y Hà Nội và ĐH Thành Tây
Thời lượng học tập chủ đề học tập liên quan đến HIV/AIDS (Dịch tễ học HIV/AIDS, virus học HIV, miễn dịch học HIV, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, dự phòng và phơi nhiễm HIV nghề nghiệp) tương tự nhau ở cả 2 trường. Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu này cho thấy sinh viên điều dưỡng của trường ĐH Y Hà Nội có điểm kiến thức cao hơn, nhưng lại có thái độ “sẵn sàng” thấp trong việc chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS so với sinh viên điều dưỡng trường ĐH Thành Tây (SV điều dưỡng trường ĐH Y Hà Nội và Trường ĐH Thành Tây lần lượt có điểm kiến thức là 21,6 ± 2,5 và 18,4 ± 3,8) (Bảng 3.7), điểm thái độ trong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS của ĐH Y
Hà Nội và ĐH Thành Tây lần lượt là 37,7 ± 3,7 và 39,5 ± 3,8, xem (Bảng 14). Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê.
Và kết quả cho thấy có xu hướng càng chăm sóc nhiều bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thì mức độ đồng cảm với người nhiễm càng giảm xuống mặc dù các khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, sinh viên đã từng chăm sóc từ 1-5 bệnh nhân có sự đồng cảm với người nhiễm là 46,2, sinh viên chăm sóc 6-10 bệnh nhân có sự đồng cảm với người nhiễm là 29,3% và những sinh viên đã từng chăm sóc >10 bệnh nhân thì có sự đồng cảm là 32,4% (Bảng 3.27). Cho nên trong tương lai, để sinh viên, người làm công tác y tế tích cực hơn trong chăm sóc người nhiễm cần có những biện pháp cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc và đặc biệt phải có chế độ đãi ngộ và khuyến khích thích đáng.
KẾT LUẬN
1. Kiến thức, thái độ về phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 tại trường đại học Y Hà Nội và đại học Thành Tây:
Kiến thức về HIV/AIDS:
Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về HIV/AIDS chưa cao (63%), trong đó sinh viên ĐH Y Hà Nội là 80,1% và của sinh viên trường ĐH Thành Tây là 41,2%. Điểm trung bình chung về kiến thức HIV/AIDS đạt của sinh viên của 2 trường là 20±3,2, tròn đó trường ĐH Y Hà Nội (21,6±2,5) cao hơn điểm trung bình của sinh viên ĐH Thành Tây (18,4±3,8).
Thái độ của sinh viên trong chăm sóc người nhiễm:
Có tới 15,5% sinh viên có thái độ xa lánh, đổ lỗi cho người có HIV, 9,1% sinh viên đồng ý/rất đồng ý rằng “người nghiện chích ma túy đáng bị mắc HIV" và Sinh viên có thái độ “đồng cảm” với “trẻ em/người nhiễm HIV do truyền
máu hơn là người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy”chỉ chiếm 34,3%.
2. Nghiên cứu đã xác định đƣợc một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV và thái độ trong chăm sóc ngƣời nhiễm HIV/AIDS của sinh viên
- Liên quan giữa kiến thức, thái độ và Trường nơi sinh viên đang học:
Kiến thức về HIV/AIDS của sinh viên Đại học Y Hà nội tốt hơn 5,76 lần so với sinh viên Đại học Thành Tây (có ý nghĩa thống kê p<0,05). Không có sự khác biệt giữa sinh viên hai trường về thái độ đối với người nhiễm. Kiến thức về HIV/AIDS không liên quan đến kinh nghiệm chăm sóc của sinh viên
- Liên quan giữa kiến thức, thái độ về HIV/AIDS với chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS :
Không thấy bất kỳ mối liên quan có ý nghĩa thống kê nào giữa kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc người nhiễm, giới tính của sinh viên với thái độ trong chăm sóc người nhiễm.
Có mối liên quan giữa kiến thức học tập với thái độ với người nhiễm HIV (OR=1,18). Tuy nhiên mối liên quan này chưa chặt chẽ và chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Có mối liên quan giữa kiến thức học tập và thái độ trong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS (OR=1,1). Tuy nhiên mối liên quan này chưa chặt chẽ và chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số khuyến nghị về nội dung kiến thức trong giảng dạy cho 2 trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Thành Tây:
1. Cần nhấn mạnh các nội dung sau trong giảng dạy đối với giảng viên tại 2 trường:
- Kiến thức chung về HIV, cách phòng chống, chăm sóc và dự phòng trong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và có buổi hệ thống lại kiến thức về HIV/AIDS trước khi sinh viên đi lâm sàng.
- Kiến thức về khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ chăm sóc;
- Các nhiễm trùng cơ hội thường gặp vì kết quả chỉ ra sinh viên vẫn còn hiểu biết hạn chế hoặc chủ quan bỏ qua về các lĩnh vực trên làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc cho bệnh nhân và việc thiếu kiến thức này sẽ dẫn đến việc giáo dục trong dự phòng và phát hiện các nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân bị bỏ qua.
2. Nâng cao công tác tuyên truyền giảm kỳ thị và sẵn sàng tích cực chăm sóc cho người nhiễm đối với sinh viên và NNVYT.
3. Chú ý duy trì sự đồng cảm của những người chăm sóc, tiếp xúc với người nhiễm nhiều lần vì sự đồng cảm có xu hướng giảm theo kinh nghiệm chăm sóc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt
1. Chu Quốc Ân & Nguyễn Văn Thắng (2007), "Có thể bạn chưa biết?" Tạp chí AIDS và cộng đồng.
2. Bộ Y tế (2014), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS quý I/2014, số 2995/BYT- AIDS ngày 14/5/2014. Bộ Y tế, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS. Hội thảo Đồng thuận Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế & Cục phòng chống HIV/AIDS (2008), Cơ sở y tế an toàn và thân thiện - mô hình giảm kỳ thị với bệnh nhân có HIV [Internet]. http://www.vaac.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=251&I temid=36, [Cập nhật ngày: 18/8/2009]
6. Lê Huy Chính (2001), Bài giảng vi sinh học. Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 7. Đào Đình Đức & Lê Đăng Hà (1994), Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà & Nguyễn Đức Hiền (1997), Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS. Tiểu ban điều trị HIV/AIDS - Bộ Y tế.
9. Vũ Thị Hồng Hải (2004), Nghiên cứu kiến thức, thực hành của cán bộ Y tế trong điều trị người bệnh HIV/AIDS tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên năm 2003. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
10. Trần Phúc Hậu (2002), Tình hình dịch AIDS ở Châu Á năm 2001 [Internet]. http://www.pasteur-hcm.org.vn/anpham/aids2001.htm, [Cập nhật ngày: 10/7/2009]
11. Văn Đình Hoa (1997), Thiểu năng miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS. Bộ môn Miễn dịch, Sinh lý - Trường đại học Y khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Hội điều dƣỡng Việt Nam (2011), Sách tra cứu cho điều dưỡng về HIV/AIDS: Kiểm soát nhiễm khuẩn. Hà Nội.
13. Hội điều dƣỡng Việt Nam (2011), Sách tra cứu cho điều dưỡng về HIV/AIDS: Các môđun giảng dạy trong chương trình điều dưỡng và hộ sinh cơ bản về đề phòng và kiểm soát HIV/AIDS. Hà Nội.
14. Đinh Thanh Huề (2009), Dịch tễ học. Đại học Y - Đại học Huế, Huế.
15. Trần Chí Liêm (2006), Đánh giá KAP của nhân viên y tế về dự phòng toàn diện phòng chống lây nhiễm HIV trong hệ thống cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản tại một số cơ sở y tế của Việt Nam [Internet].
http://aids.vn/AIDS/index.php?option=com_research&Itemid=80,
16. Đỗ Phƣơng Loan (2006), Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường đại học Y toàn quốc. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Hồi Loan (2005), "Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân
Việt Nam", Tâm lý học, số 7/2005.
18. Đỗ Thị Liễu Mai (2000), Bước đầu khảo sát nhiễm trùng cơ hội thường gặp và mối liên quan với sự thay đổi tế bào CD4 ở bệnh nhân HIV/AIDS người lớn. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
19. Phạm Đức Mục & cộng sự (2009), Điều tra nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên khu vực y tế công giai đoạn 2000 – 2006. Hội điều dưỡng Việt Nam.
20. Nguyễn Huy Nga (2005), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế tại một số bệnh viện trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ III. Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Phƣơng Nga (2008), Hà Tây phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS [Internet]. http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/41 405/Default.aspx, [Cập nhật ngày: 16/8/2009]
22. Hoàng Thuỷ Nguyên (1994), Khuyến cáo về việc sử dụng các xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV trong xét nghiệm và giám sát HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Lê Hồng Phƣợng (2008), Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng, hộ sinh về HIV/AIDS. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.
24. Tổng cục Thống Kê (2009), Kết quả thống kê dân số và lao động Việt Nam
[Internet].
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=7336]
25. Phan Văn Tƣờng (2000), "Đánh giá hiểu biết, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS của cán bộ y tế các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An và Nam Định năm 2000", Medjournals, (388).
26. Trần Thị Xuân Tuyết (2008), Đánh giá kết quả hoạt động điều trị và tư vấn điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại quận Tây Hồ, năm 2008. Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
27. Vũ Thuý Hạnh (2003), Khảo sát một số bệnh nhiễm trùng cơ hội và mối liên quan với sự suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
B. Tiếng Anh
28. Adetoyeje Oyeyemi, Victor Utti, Luqman Oyeyemi & Teslim Onigbinde (2007), "Knowledge, attitude, and willingness of Nigerian physiotherapy students to provide care for patients living with acquired immunodeficiency syndrome", Physiotherapy Theory and Practice, 23(5), pp. 281 - 290.
29. Asye Kaya, Sahin Aksoy, Zeynep Simsek & Nurten Aksoy (2004), "An Assesment of the Level of Knowledge of Medical and Nursing Students on HIV/AIDS at Harran University, Sanliurfa/Turkey, and Training on Ethical