III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Khả năng thích ứng
Nông nghiệp được tiến hành dựa trên một phạm vi rộng các điều kiện về môi trường, khí hậu, và nằm trong một loạt các cấu trúc về văn hóa, thể chế, và kinh tế, điều đó quyết định các thực tiễn quản lý được áp dụng. Một loạt các phương án thích ứng có thể áp dụng để nâng cao sức bền của hệ thống nông nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu. Lập luận cho việc tăng cường chú trọng vào sự thích ứng trong nông nghiệp trước biến đổi khí hậu được dựa trên những cân nhắc dưới đây như sau:
Hiện tượng phát xạ khí nhà kính trong quá khứ đã làm cho thế giới ấm lên khoảng 0,1oC/thập kỷ trong nhiều thập kỷ nay, làm cho mức độ của các tác động và sự cần thiết phải thích nghi hoặc ứng phó là điều không thể tránh khỏi;
Phát xạ khí nhà kính đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Sự bế tắc hiện nay trong việc phát triển các hiệp định giảm phát thải toàn cầu ngoài Công ước Kyoto đang dẫn đến những mối quan tâm về mức phát xạ tương lai;
Những giới hạn đầu cuối trong các kịch bản về biến đổi khí hậu của IPCC ngày càng tăng và nhiệt độ toàn cầu có khả năng gia tăng theo tuyến tính và tác động bất lợi ngày càng gia tăng đối với các hoạt động nông nghiệp hiện tại;
Những thay đổi quan sát được về nồng độ CO2 khí quyển, nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển đã đạt tới giới hạn cao trong các kịch bản của IPCC và những tác động nhất định khác từ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn so với điều được dự đoán trước đây (ví dụ như sự phá vỡ của băng đá Bắc cực);
Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới cho thấy lớn hơn nhiều so với các đánh giá trước đây;
Biến đổi khí hậu có thể tạo ra các cơ hội cho đầu tư nông nghiệp và thưởng công xứng đáng cho những ai hành động sớm.
Điều quan trọng là tập hợp các hành động thích ứng cần thiết để hạn chế các rủi ro và tối đa hóa các cơ hội từ biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới, sẽ dẫn đến chi phí gia tăng
cho xã hội, ngoài những đầu tư đã được lập kế hoạch cho phát triển các lĩnh vực nông nghiệp tương ứng. Phần lớn số đầu tư gia tăng thêm này là rất cần thiết ở các nước đang phát triển. Các ước tính được cho là dè dặt gần đây của UNFCCC cho thấy, các chi phí tăng thêm khoảng 100 tỷ USD mỗi năm trên phạm vi toàn cầu vào năm 2030, đây là đầu tư tăng thêm và các luồng tài chính cần thiết để làm giảm thiểu các rủi ro hủy hoại trong lĩnh vực phát triển nông thôn tại các nước đang phát triển. Mặc dù các chi phí thích ứng theo ước tính trên là nhỏ so với GDP nông nghiệp của thế giới hiện thời và ước tính, nhưng đây là những khoản gia tăng lớn (từ 10 đến 20%) so với các đầu tư trong nước được dự kiến trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, chúng cũng lớn hơn rất nhiều (từ 5 đến 10 lần phụ thuộc vào từng khu vực) so với tổng lượng kết hợp của các đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự kiến, các quỹ viện trợ phát triển, và các khoản nợ tài chính phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn tại các nước đang phát triển.