Nội dung quản trị CSVCKT trong DNLH

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết môn Quản Trị Tác Nghiệp Doanh Nghiệp Lữ Hành (Trang 27 - 32)

* Các loại CSVC trong DNLH

− Văn phòng và trang thiết bị văn phòng: bàn ghé làm việc, máy vi tính, điện thoại,… − Phương tiện vận chuyển

− CSVCKT khác, tùy thuộc quy mô DN, lĩnh vực kinh doanh mà DNLH còn có thể có các CSVCKT khác (khách sạn, nhà hàng,…)

* Nội dung quản trị CSVCKT trong DNLH − Quản lý việc lập kế hoạch đầu tư CSVCKT

Sau khi khẳng định đầu tư CSVCKT, thì việc mua sắm phải có những kế hoạch cụ thể. Quản trị mua sắm trang thiết bị cần:

+ Lưu ý các đặc tính kỹ thuật của cơ sở vật chất kỹ thuật + Xem xét mức độ tiện nghi

+ Quan tâm đến mức độ thẩm mỹ

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh, an toàn và an ninh Quản trị quá trình mua dụng cụ, hàng hóa cần: Lập kế hoạch: theo định kỳ, dự tính sự phát triển

Lựa chọn nguồn cung ứng: giá ổn định, chất lượng và phương thức thanh toán phù hợp Quản lý số lượng, chất lượng, giá cả dụng cụ, hàng hóa.

− Quản lý việc tổ chức sắp xếp, bố trí CSVCKT

Ý nghĩa của việc tổ chức sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật khoa học: Tạo ra sự hài lòng cho khách, thuận lợi cho nhân viên; đảm bảo hoạt động kinh doanh, quản lý có hiệu quả… Khi bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất kỹ thuật trong DNLH cần phải chú ý đến các nội dung: + Sự cảm nhận, đánh giá của khách: Làm sao mang lại cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn, vệ sinh và độc đáo…

+ Sự cảm nhận của nhân viên: an toàn, hợp quy trình sản xuất và phục vụ…. + Tính hệ thống, đồng bộ và thẩm mỹ

+ Đảm bảo vệ sinh, anh ninh, an toàn cho DNLH − Quản lý việc khai thác và sử dụng CSVCKT

Quản trị sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trong DNLH là việc đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết đinh có liên quan đến việc quản lý số lượng, chất lượng, sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật trong DNLH, hoạt động này bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Quản lý số lượng, chất lượng: Lập sổ theo dõi cũng như các kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra thường xuyên.

+ Phân cấp trách nhiệm quản lý và sử dụng

+ Trang bị kiến thức, giáo dục ý thức trách nhiệm: Quy định việc hướng dẫn sử dụng, bảo hành; giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, duy trì hiệu quả sử dụng.

+ Quản trị việc cất trữ tài sản: Đề ra những quy định: phân loại, sắp xếp…; nguyên tắc xuất, nhập kho; nguyên tắc mở sổ theo dõi, đối chiếu; nguyên tắc bảo quản, kiểm kê, thanh lý…

+ Quản trị các quy trình công nghệ, thương hiệu. − Kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng CSVCKT

Kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng CSVCKT hay còn gọi là hoạt động bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa CSVCKT, là những hoạt động kỹ thuật nhằm duy trì hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Các loại hình bảo dưỡng gồm:

+ Tùy theo mức độ có bảo trì, sữa chữa, nâng cấp

+ Tùy theo thời gian có bão dưỡng định kỳ, bảo dưỡng đột xuất Quản trị hoạt động bảo dưỡng gồm:

+ Lập kế hoạch bảo dưỡng: bảo trì, sửa chữa, nâng cấp… + Đưa ra các quy trình bảo dưỡng

+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo dưỡng.

Câu 27: Rủi ro là gì? Trình bày các rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành?

− Rủi ro là một hoàn cảnh có thể xảy ra một sự sai lệch trái ngược với kết quả mong muống, dẫn đến sự mất mát về tài sản và thua lỗ của doanh nghiệp.

− Các rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành:

Rủi ro bao gồm rủi ro suy tính (gồm cả khả năng thua lỗ và khả năng thu lợi nhuận) và rủi ro thuần túy (chỉ liên quan đến khả năng bị thua lỗ), rủi ro khác. Bao gồm:

+ Các rủi ro của doanh nghiệp lữ hành trong mối quan hệ với khách hàng: Sản phẩm được cung cấp là để thỏa mãn khách, để khách sử dụng và trong cả quá trình tiêu dùng, bất cứ sự cố nào xảy ra dù nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong con mắt khách hàng. + Các rủi ro của doanh nghiệp lữ hành trong mối quan hệ với công ty lữ hành gửi khách: Không

minh bạch về quyền và nghĩa vụ, thiếu ràng buộc lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các rủi ro của doanh nghiệp lữ hành trong mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ đầu vào: Bị lệ thuộc vào nhà cung cấp, đặc biệt các nhà cung cấp độc quyền. Dễ xảy ra tranh chấp, giá cả dịch vụ không ổn định,…

+ Các rủi ro của doanh nghiệp lữ hành trong mối quan hệ với nhân viên: Thiếu quản lý, nhân viên vượt quyền, … ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín công ty.

+ Các rủi ro khác: Rủi ro do môi trường tự nhiên: thiên tai,… môi trường chính trị : đảo chính, bạo động chính trị,…. môi trường kinh tế: suy thoái,…. môi trường xã hội: nghèo đói, chiến tranh,…

Câu 28: Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành? Phân tích vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp lữ hành?

Quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành là một quy trình phối hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực để bảo vệ và chống lại những sự thua thiệt và thất bại tiềm năng theo một phương cách hữu hiệu và phù hợp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp lữ hành.

Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp lữ hành: − Đặt mục tiêu mức độ rủi ro và chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp nghiên cứu các loại rủi ro, sự biến động của thị trường để đưa ra các phương pháp, các chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.

− Tối thiểu hóa những bất ngờ dẫn đến thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Quản trị rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được hoặc giảm thiệu sự thiệt hại đến từ các rủi ro, tránh rơi vào tình trạng phá sản.

− Tăng cường các quyết định phản ứng đối với rủi ro.

Các phương pháp quản trị rủi ro đã được lường trước sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định phản ứng kịp thời, đứng đắn trước mỗi rủi ro.

− Quản lý nguồn lực cho phòng chống rủi ro.

Doanh nghiệp quản lý các nguồn lực về tài chính, cơ sở kỹ thuật. con người,… để ứng phó với mỗi rủi ro xảy ra.

− Xác định và quản lý những rủi ro bao trùm toàn doanh nghiệp. − Liên kết mực tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận.

− Xác định mức tài chính cần huy động.

Doanh nghiệp sẽ xác định được các mức tài chính để kinh doanh, mức tài chính để để phòng rủi ro.

− Nắm bắt thời cơ.

Có thể nói rủi ro và cơ hội là 2 mặt của một thể thống nhất vì rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với doanh nghiệp này nhưng lại đem lại cơ hội cho doanh nghiệp khác. Một nhà quản trị cần nắm bắt những cơ hội trong mỗi rủi ro và nhìn nó bằng một cách đầy bản lĩnh, đầy kinh nghiệm

Câu 29: Phân tích quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành?

Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước: − Bước 1: Xác định các rủi ro tiềm tàng.

Xác định các mối đe dọa, nhận biết các rủi ro dựa theo mục tiêu của doanh nghiệp và những rủi ro sẵn có đang tồn tại. Xác định phạm vi, tính chất, cơ sở đánh giá,.. của rủi ro và các nguồn lực hiện có để đưa ra phương xử lý hợp lý.

− Bước 2: Đánh giá mức độ và hậu quả của rủi ro tiềm tàng.

Đánh giá các rủi ro và dự đoán xác suất xảy ra sự kiện, nhận định mức độ nghiêm trọng và hệ quả để lại của các rủi ro, xác định các nguy cơ lớn để tiến hành ứng phó.

− Bước 3: Lựa chọn quyết định ứng xử với rủi ro:

Đương đầu với những rủi ro không thể tránh, làm giảm thiểu tối đa tác hại từ nó. Có thể lẩn tránh các rủi ro nhỏ hoặc có biện pháp kiềm chế. Chuyển giao rủi ro dưới hình thức mua bảo hiểm,...

− Bước 4: Thực thi hành động theo quyết định lựa chọn:

Xác định mục tiêu, thực hiện mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có, xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn và kiểm tra, giám sát đều đặn.

Câu 30: Trình bày các phương pháp cơ bản để phòng ngừa và quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành?

Các phương pháp cơ bản để phòng ngừa và quản trị rủi ro trong kinh doanh như sau: − Tránh rủi ro

+ Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn + Không tham gia vào việc kinh doanh này để tránh rủi ro cũng có nghĩa đánh mất khả năng tìm

kiểm lợi nhuận − Hạn chế rủi ro

+ Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro + Áp dụng trong trường hợp là các rủi ro không thể tránh

+ Có thể thuê bên ngoài như thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính − Chấp nhận rủi ro

+ Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố

+ Là một chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn − Chuyển giao rủi ro

+ Mua bảo hiểm từ các doanh nghiệp bán dịch vụ bảo hiểm

+ Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng để san sẻ rủi ro với các tổ chức khác + Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết môn Quản Trị Tác Nghiệp Doanh Nghiệp Lữ Hành (Trang 27 - 32)