Cấu trúc vi mô

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay (Trang 71)

Khi tiến hành khảo sát bốn cuốn từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt đã xuất bản ở Việt Nam về bảng từ, chúng tôi nhận thấy mỗi cuốn từ điển có một đặc

a. Cuốn HVH

Về cơ cấu bảng từ, các tác giả của cuốn Sổ tay dùng từ tiếng Việt tập hợp

những đơn vị từ ngữ có nghĩa giống (gần) nhau, đó là những nhóm từ thông dụng trong đời sống hàng ngày của người dân.

Về cấu trúc của một dãy đồng nghĩa, các tác giả không xếp các đơn vị trong dãy theo từ trung tâm mà là hai hoặc ba từ gần nghĩa với nhau được xếp lại thành một dãy. Chẳng hạn, các dãy đồng nghĩa tẩy chay – lật tẩy, làm reo – đình công – bãi công,v.v.

Về cách sắp xếp các mục từ trong cuốn HVH, các tác giả không sắp xếp các đơn vị mục từ theo bảng chữ cái mà chỉ tập hợp các dãy từ đồng nghĩa. Sau mục từ sao chép là các mục từ gia đình, báo cáo, hai, sa mạc,v.v.

Tóm lại, trong cuốn HVH, các tác giả không giới thiệu tất cả các từ đồng nghĩa trong một dãy mà chỉ chú trọng phân biệt các từ gần nghĩa hay nhầm lẫn. Đây là một sự bất tiện cho người tra cứu, bởi vì người đọc không thể tìm thấy những từ đồng nghĩa có thể có trong một dãy. Cuốn từ điển này không xác định đâu là từ trung tâm trong một dãy mà là hai, ba hoặc bốn từ được sắp xếp lại với nhau. Sổ tay dùng từ tiếng Việt chỉ gồm 137 dãy đồng nghĩa, vì thế nên có thể nói cuốn từ điển này có cấu trúc vĩ mô đơn giản.

b. Cuốn LĐ – NVM

Về cơ cấu bảng từ, cũng như cuốn HVH, cuốn LĐ – NVM tập hợp các từ gần nghĩa, dễ nhầm lẫn với nhau.

Về cấu trúc của bảng từ, tác giả không sắp xếp theo trật tự từ trung tâm mà chỉ đưa ra danh sách các từ đồng nghĩa trong một dãy. Chẳng hạn, các dãy đồng nghĩa sinh - đẻ, thi – thơ – thư, ngày mai - hôm mai,v.v. Cách sắp xếp các mục từ trong bảng từ cũng không theo thứ tự bảng chữ cái. Ngay sau mục từ ưa là các mục từ chuộng, thiếp, biển, hải, điều, gia đình,v.v.

Cuốn từ điển LĐ – NVM cũng có những điểm tương đồng về bảng từ với cuốn HVH, tức là các từ đồng nghĩa không được giới thiệu hết trong một dãy

và trong cơ cấu dãy thì không có từ trung tâm, điều này cũng gây nên những bất tiện như chúng tôi đã trình bày ở trên. Với bảng từ chỉ gồm khoảng 300 dãy đồng nghĩa tiếng Việt thì đây mới chỉ được coi là cuốn từ điển đồng nghĩa loại nhỏ, cấu trúc vĩ mô đơn giản.

c. Cuốn DKĐ

Về cơ cấu bảng từ, khác với từ điển đồng nghĩa đơn thuần, tác giả cuốn DKĐ thu thập những dãy vừa trái nghĩa vừa đồng nghĩa với từ đầu mục trong bảng từ. Do đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề đồng nghĩa nên chúng tôi chỉ xem xét các dãy đồng nghĩa trong từ điển DKĐ.

Trong cấu trúc của một dãy đồng nghĩa, tác giả xây dựng từ đầu mục (- từ trung tâm), và thu thập các từ có quan hệ gần gũi về nghĩa với từ trung tâm.

Cách sắp xếp các mục từ trong từ điển được triển khai theo thứ tự bảng chữ cái. Sau mục từ ác là các mục từ an toàn, anh dũng, ẩm, ân,v.v.

Như vậy, cuốn DKĐ được trình bày dưới hình thức một danh sách với một từ trung tâm ở mỗi dãy. Đây cũng là một cuốn từ điển loại nhỏ chủ yếu nhằm phục vụ cho đối tượng là học sinh tiểu học và những năm đầu của bậc trung học phổ thông. Qua cơ cấu bảng từ, chúng ta có thể thấy cấu trúc vĩ mô của cuốn từ điển khá đơn giản.

d. Cuốn NVT

Trong cơ cấu bảng từ, có thể nhận thấy cuốn NVT có sự thu thập các đơn vị đồng nghĩa một cách ổn định. Tác giả đưa vào từ điển những từ “có quan hệ đồng nghĩa là chủ yếu nhưng đôi khi cả những từ gần nghĩa cần cắt nghĩa” [53, tr.3]. Số lượng mục từ trong từ điển NVT ổn định, các đơn vị đưa vào trong bảng từ có tính hệ thống và nhất quán.

Về cấu trúc một dãy đồng nghĩa, tác giả cuốn NVT sắp xếp các từ trong một dãy theo từ trung tâm. Cách sắp xếp các mục từ trong cả bảng từ được tiến hành theo thứ tự bảng chữ cái. Sau mục từ bạn là các mục từ bao, báo,

Như vậy, cuốn từ điển đồng nghĩa NVT với 789 dãy đồng nghĩa đã cung cấp cho độc giả khoảng 3000 đơn vị từ ngữ. Đây là cuốn từ điển có số lượng mục từ nhiều nhất trong bốn cuốn được đem ra khảo sát. Tuy nhiên, theo tác giả, nó mới chỉ ở dạng “sơ thảo cỡ vừa”.

Sau khi tiến hành khảo sát để đi đến một vài nhận xét trên, chúng tôi nhận thấy: trong bốn cuốn từ điển đồng nghĩa được đưa ra khảo sát thì cuốn NVT tiến hành thu thập các đơn vị trong bảng từ và thiết lập cấu trúc trúc của các đơn vị trong mục từ một cách có phương pháp và “và dựa trên nền tảng của khoa ngôn ngữ học” [10]. Ba cuốn còn lại là HVH, LĐ – NVM và DKĐ, trong cấu trúc vĩ mô dường như người biên soạn còn thu thập các đơn vị từ ngữ một cách “cảm tính”.

Trong quá trình được khảo sát, tuy cuốn NVT có cấu trúc vĩ mô tốt nhất so với ba cuốn còn lại nhưng theo chúng tôi, cũng còn cần bổ sung một số điểm để xây dựng một bảng từ hoàn thiện và tốt hơn.

2.3.2. Nhận xét

Sau đây là một vài nhận xét của chúng tôi về cấu trúc vĩ mô trong biên soạn từ điển đồng nghĩa ở Việt Nam.

1. Cơ cấu bảng từ

Bảng từ của cuốn từ điển đồng nghĩa được xây dựng trên cơ sở bốn nguồn ngữ liệu cơ bản. Đây là các ngữ liệu mà các nhà làm từ điển học trên thế giới đúc rút thành kinh nghiệm để lựa chọn và xử lý mục từ (J. Rey Debove, 1971):

- Thứ nhất là, tri thức ngôn ngữ và ngữ cảm của cá nhân nhà từ điển học. - Thứ hai, ngữ liệu ngôn ngữ học trong hội thoại và trên sách báo (tác phẩm văn học, báo chí, xuất bản phẩm các loại…)

- Thứ ba, ngữ liệu ngôn ngữ trong các từ điển (đồng nghĩa) trước và trong các công trình khảo sát, nghiên cứu ngôn ngữ học (sách ngữ pháp, từ vựng,….)

- Thứ tư, tài liệu, sách vở cung cấp tri thức về sự vật, khái niệm như từ điển bách khoa, từ điển và các sách chuyên ngành.

Với bốn nguồn ngữ liệu như vậy, để xây dựng bảng từ cho một cuốn từ điển đồng nghĩa, nhà từ điển học sẽ dựa vào bảng từ của các cuốn từ điển đã có, thêm bớt nó dựa vào nguồn ngữ liệu thứ nhất và thứ hai, sau đó bổ sung bằng nguồn ngữ liệu thứ ba.

2. Xác định dãy đồng nghĩa

Trước tiên, để xác định được một dãy đồng nghĩa, chúng ta phải thống nhất quan niệm về đồng nghĩa. Hiện nay, vấn đề từ đồng nghĩa đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong các công trình về từ vựng – ngữ nghĩa. Tuy nhiên, một quan điểm thống nhất về từ đồng nghĩa vẫn còn để ngỏ. Như đã trình

bày ở chương 1, trong Luận văn này chúng tôi nhất trí đi theo quan điểm về từ

đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn. Yếu tố “đồng” được hiểu là khả năng đồng nhất và gần gũi về ý nghĩa của các từ. Một định nghĩa đầy đủ, nhằm phục vụ

cho việc thu thập các từ đồng nghĩa trong một dãy, thì chúng ta nên để ý đến các thành phần trong nghĩa của từ.

Theo L. Zgusta, ý nghĩa từ bao gồm ba thành phần chính: nghĩa biểu niệm (designation), nghĩa biểu thái (connotation), và phạm vi ứng dụng

Thành tố 1 (chủ yếu) – Nghĩa biểu niệm, chính là khái niệm (theo nghĩa phổ thông) về sự vật, hiện tượng ngoài thế giới khách quan mà con người nhận thức được.

Thành tố 2 – Nghĩa biểu thái, đó là các đặc tính về sắc thái nghĩa như: phương ngữ/ toàn dân, khẩu ngữ/ văn chương, cũ/ mới, thông tục/ trang trong, v.v.

Thành tố 3 – phạm vi sử dụng: là thành phần cơ bản thứ ba của nghĩa từ vựng. Chẳng hạn như các từ bố và tía có cùng nghĩa biểu niệm như nhau

“người đàn ông sinh ra minh”, ở đây, ở hai từ cũng không thấy sự khác biệt nào về nghĩa biểu thái, chúng chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng: bố dùng

nhiều nhất trong khẩu ngữ phương phương ngữ miền Bắc, còn tía thì dùng ở

phương ngữ Nam Bộ.

Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn, những từ đồng nghĩa là những từ chỉ sự vật và/ hoặc khái niệm giống nhau. Nếu như hai từ có ý nghĩa giống nhau ở cả ba thành tố nghĩa nói trên thì đó là những từ đồng nghĩa tuyệt đối. Nếu hai từ có ý nghĩa giống nhau hoàn toàn ở thành tố thứ nhất, còn hai thành tố sau có thể giống nhau thì đó là những từ cùng nghĩa. Nếu như hai từ chỉ có ý nghĩa giống nhau một cách tương đối ở thành tố thứ nhất thì đó là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn hay là những từ gần nghĩa.

Để xác lập một dãy đồng nghĩa với từ đã cho, có thể sử dụng bảng điều tra (anket) gồm các câu hỏi gợi ý nhớ đến các loại nghĩa với từ đã cho. Chẳng hạn, với từ chết, dựa vào câu hỏi trong anket, thu được những từ đồng nghĩa sau:

(1) Còn có tên gọi nào khác trong ngôn ngữ toàn dân?

- mất, đi, ra đi, không còn, tắt thở, qua đời, nhắm mắt, khuất, v.v. (2) Có những tên gọi uyển ngữ nào do hiện tượng kiêng kị?

- yên nghỉ, nằm xuống, ngã xuống, đi, khuất, về, mất, trăm tuổi,v.v. (3) Có những tên rút gọn hoặc đầy đủ nào?

- nhăn răng, ngỏm, bỏ xác,

(4) Còn có tên gọi vay mượn (hoặc bản ngữ) nào? (5) Có những tên gọi nào là:

a/ biến thể ngữ âm của từ đang điều tra? b/ biến thể về trật tự thành tố của nó? c/ từ láy được tạo ra từ từ đó?

(6) Còn có tên gọi nào khác được sử dụng trong

a/ phạm vi địa phương? (từ địa phương) – chết trôi, tắt nghỉ,v.v. b/ phạm vi nghề nghiệp? (tức từ nghề nghiệp)

c/ phạm vi khoa học? (tức thuật ngữ)

- Đạo Phật: tịch, tịch diệt, lên cõi Niết Bàn,v.v. d/ phạm vi tiếng lóng? (tức từ tiếng lóng) - toi, ngoẻo, ngỏm, ăn đất, ngủ với giun,v.v.

e/ phạm vi toàn dân? (nếu đang điều tra không phải là từ toàn dân) (7) Có tên gọi cũ (hoặc mới) nào? - thác,

(8) Trên cơ sở các từ đơn đồng nghĩa đã thu thập được, có thể tạo ra các “từ ghép” song tiết nào?

- chết ngỏm, chết ngoẻo, chết toi,v.v.

(9) Có nghĩa chuyển đồng nghĩa với từ nào? (10) Có những cụm từ cố định đồng nghĩa nào? - chầu Diêm Vương, Chầu Hà Bá, chầu ông trời,v.v.

Trong tiếng Việt còn có cách tạo từ bằng việc kết hợp chặt chẽ hai yếu tố là từ đơn cùng nghĩa hay gần nghĩa với nhau để tạo ra một từ ghép có ý nghĩa cho sẵn. Dựa vào cách kết hợp từ này có thể xác lập được những từ đồng nghĩa trong một dãy. Chẳng hạn, kêu gọi,kêu ca, kêu van, kêu thán.

3. Xác định từ trung tâm

Các từ đồng nghĩa thường tạo thành những nhóm gọi là các dãy từ đồng nghĩa, và trong mỗi dãy ấy thường có một từ làm từ trung tâm. Sau khi khảo sát bốn cuốn từ điển đồng nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy: cuốn NVT và DKĐ có xác định từ trung tâm, còn cuốn HVH và LĐ – NVM trong có từ trung tâm trong một dãy. Trong hai cuốn có xác định từ trung tâm trong một dãy (DKĐ và NVT) thì cách xác định các từ trung tâm của mỗi cuốn cũng không hề giống nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là: nhận biết và xác định được đâu là từ trung tâm của dãy cũng không hề đơn giản.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của từ trung tâm là: - Từ thường dùng nhất, dễ hiểu nhất, có thể tiêu biểu cho cái chung của cả nhóm. - Từ mang ý nghĩa chung nhất, có tính chất trung hòa về mặt tu từ học.

Việc nhận biết được từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa có tác dụng tích cực khi định nghĩa các từ đồng nghĩa trong từ điển đồng nghĩa. Vì vậy, theo chúng tôi, cách xác định từ trung tâm trong cả dãy đồng nghĩa sau đây của tác giả Nguyễn Đức Tồn cho thấy nhiều ưu việt:

Có hai trường hợp:

- Dãy đồng nghĩa chỉ có các từ cùng nghĩa

+ Các từ có ý nghĩa logic – sự vật tính như nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về sắc thái phụ phong cách – biểu cảm, phạm vi sử dụng. Ví dụ: bố - tía (ph.). Trong trường hợp này từ được chọn làm từ trung tâm thường là từ gốc, ở

dạng đầy đủ, có ý nghĩa trực tiếp. Đó cũng là những từ trung tính về các phương diện, có ý nghĩa rộng hơn các từ khác trong dãy.

+ Khi các từ trong dãy bị đánh dấu về sắc thái phong cách – biểu cảm, phạm vi sử dụng hay là từ vay mượn, thì từ thuần Việt cùng nghĩa sẽ được chọn làm từ trung tâm. Ví dụ: Vợ, phu nhân (cũ); Lính, binh (cũ), quân, bộ đội, chiến sĩ.

- Dãy đồng nghĩa là các từ gần nghĩa

+ Dãy đồng nghĩa gồm từ gốc và các từ phái sinh từ từ gốc đó thì chọn từ gốc làm từ trung tâm nếu nghĩa của nó rộng hơn và bao quát hơn cả. Ví dụ:

Đùa, đùa giỡn, đùa bỡn, đùa cợt, v.v.; xinh, xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh xẻo,v.v.

+ Dãy gồm các từ gần nghĩa không có chung yếu tố gốc, hoặc yếu tố gốc chung có nghĩa hẹp hơn cả, thì chọn từ toàn dân, trung tính, có ý nghĩa rộng hơn làm từ trung tâm. Chẳng hạn,

bệnh viện. nơi khám và chữa bệnh.

nhà thương (cũ) chỉ bệnh viện.

bệnh xá. nơi khám và chữa bệnh, nhỏ hơn bệnh viện.

trạm xá. nơi khám và chữa bệnh ở xã, phường [53, tr.33].

4. Sắp xếp các từ trong một dãy đồng nghĩa

Trong một dãy đồng nghĩa, việc sắp xếp các từ ở trong bốn cuốn từ điển được khảo sát có sự không thống nhất. Cách sắp xếp các từ trong một dãy đồng nghĩa được trình bày một cách nguyên tắc trong cuốn Từ đồng nghĩa tiếng Việt.

- Từ trung tâm

- Hình vị cùng nghĩa (những hình vị có khả năng cấu tạo từ lớn hoặc đã được đưa vào từ điển giải thích).

- Từ có ý nghĩa trực tiếp + Từ ở dạng gốc đầy đủ;

+ Từ có dạng biến thể trật tự thành phố; + Từ có dạng biến thể ngữ âm;

+ Từ có dạng rút gọn;

+ Từ có dạng yếu tố đồng nghĩa ghép với một yếu tố khác; + Từ có dạng láy;

- Từ có nghĩa chuyển đồng nghĩa; - Từ ghép gần nghĩa;

- Cụm từ cố định đồng nghĩa. [35; tr. 222]

5. Cách sắp xếp các mục từ: Để thuận tiện cho việc tra cứu, từ điển đồng nghĩa cũng sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái chuẩn hiện hành của tiếng Việt. Thứ tự sắp xếp theo dấu thanh cũng tuân theo những kết quả nghiên cứu của

các nhà ngôn ngữ học được trình bày phổ biến trong các sách về ngữ âm. Các phần phụ chú được cấu trúc và xử lý dựa trên cơ sở quán triệt nguyên

tắc chung: thực hiện đúng vai trò và chức năng của phần phụ chú trong từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.

Cấu trúc vĩ mô của từ điển này, ngoài phần bảng từ, sẽ có các phần phụ chú sau:

a. Ở đầu từ điển:

Hướng dẫn sử dụng: trình bày chi tiết nội dung của mỗi bộ phận trong cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển.

Bảng các chữ viết tắt trong từ điển. b. Ở phần cuối từ điển:

Phần chú dẫn chữ viết tắt các tác giả, tác phẩm xuất hiện trong các ví dụ (các tác phẩm văn học).

Phần mục lục được xếp theo bảng chữ cái tất cả các từ đầu mục trong bảng từ.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)