Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Báo Đà Nẵng đăng 14.334 tin, bài (7.870 tin, 6.464 bài). Trong số đó có 435 tin, bài về vấn đề CCHC (123 tin, 312 bài) chiếm 3%. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Vấn đề CCHC trên báo Đà Nẵng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo nội dung CCHC
Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Cải cách thể chế 68 16
Cải cách thủ tục hành chính 116 27
Cải cách bộ máy và hoạt động của cơ quan nhà nước 41 9
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC 116 27
Cải cách tài chính công 55 13
Bảng 2.2: Vấn đề CCHC trên báo Đà Nẵng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo lĩnh vực CCHC
Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Chính trị 174 40
Kinh tế 57 13
Văn hóa-xã hội 134 31
Khác 70 16
Bảng 2.3: Vấn đề CCHC trên báo Đà Nẵng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo thể loại Thể loại Số lƣợng Tỉ lệ(%) Tin 123 28 Phóng sự 43 10 Bình luận 88 20 Phản ánh 158 36 Khác 23 6
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề CCHC đối với sự phát triển chung của thành phố, ban lãnh đạo tòa soạn cùng các phóng viên báo Đà Nẵng đã tích cực trong việc phản ánh thông tin về nội dung CCHC đến độc giả. Thông tin CCHC được chuyển tải hết sức phong phú và đa dạng với nhiều nội dung và lĩnh vực cũng như hình thức thể hiện khác nhau. Thông qua hàng loạt tác phẩm báo chí của mình, các phóng viên báo Đà Nẵng đã phác học bức tranh toàn diện về vấn đề CCHC của thành phố đến với đông đảo bạn đọc. Từ đó đưa đến cho độc giả cái nhìn trung thực và khách quan về công tác CCHC của thành phố.
2.1.2. Trên Chương trình cải cách hành chính của DRT
Chương trình CCHC của DRT phát sóng từ năm 2005, mỗi tuần 1 số nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn 2 tuần 1 số. Chương trình phát sóng định kỳ vào 11h trưa thứ 2 trên DRT, thời lượng 20-25 phút.
Chương trình sẽ được chia thành 2 phần: phần 1 là phóng sự, khoảng 12-15 phút. Mỗi một chương trình sẽ có 2 phóng sự riêng biệt hoặc 1 phóng sự chuyên đề. Và phần 2 là mục Dân hỏi cơ quan Nhà nước trả lời khoảng 8-10 phút. Ở mục này,
thông qua những ý kiến bức xúc được người dân phản ánh hay những vấn đề đang tạo ra dư luận xã hội, phóng viên phụ trách chuyên mục tiếp nhận và tìm hiểu thông tin, sau đó sẽ đem chính thắc mắc ấy đến hỏi những người có chức trách để đưa ra câu trả lời cho người dân được rõ.
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trong Chương trình CCHC của DRT có 60 lần phát sóng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Vấn đề CCHC trên Chương trình CCHC của DRT năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo nội dung CCHC
Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Cải cách thể chế 19 12
Cải cách thủ tục hánh chính 61 37
Cải cách bộ máy và hoạt động của cơ quan nhà nước 14 8
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC 40 24
Cải cách tài chính công 12 7
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong CCHC
19 12
Bảng 2.5: Vấn đề CCHC trên Chương trình CCHC của DRT năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo lĩnh vực CCHC:
Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Chính trị 71 43
Kinh tế 17 10
Văn hóa-xã hội 60 37
Khác 17 10
Bảng 2.6: Vấn đề CCHC trên Chương trình CCHC của DRT năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 theo thể loại:
Thể loại Số lƣợng Tỉ lệ(%)
Phỏng vấn 60 36
Phóng sự 105 64
Qua những số liệu được thống kê cụ thể ở trên, có thể thấy, tần suất, mức độ phản ánh về vấn đề CCHC trên báo Đà Nẵng và Chương trình CCHC của DRT trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là tương đối nhiều. Điều này nói lên
rằng thành phố Đà Nẵng luôn đề cao vấn đề CCHC cũng như sự tham gia tích cực của báo chí đối với công tác truyền thông CCHC.
2.2. Nội dung thông tin về cải cách hành chính
Việc nắm bắt thị hiếu của độc giả và chọn lựa thông tin thời sự chủ lưu đưa lên các trang báo, sóng truyền hình chính là nghê ̣ thuâ ̣t tổ chức nô ̣i dung thông tin.
Để đánh giá chất lượng nội dung thông tin CCHC được chuyển tải trên báo Đà Nẵng và Chương trình CCHC của DRT, chúng tôi xét trên hai bình diện: Thứ nhất, dựa trên nội dung CCHC của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020; Thứ hai, dựa trên các lĩnh vực của CCHC.
2.2.1. Nội dung cải cách hành chính
Với khối lượng các tin bài được khảo sát trên báo, đài cho thấy nội dung CCHC được báo Đà Nẵng và Chương trình CCHC của DRT thể hiện rất đa dạng và phong phú. Dựa trên những nhiệm vụ trọng tâm của Chương CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 tại thành phố Đà Nẵng, thông tin về CCHC được phản ảnh trên báo chí gồm 6 nội dung chính là: cải cách thể chế (Nội dung 1); CCTTHC (Nội dung 2); cải cách bộ máy và hoạt động của cơ quan nhà nước (Nội dung 3); xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC (Nội dung 4); cải cách tài chính công (Nội dung 5); ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong CCHC (Nội dung 6).
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 16% 27% 9% 27% 13% 8%
Hình 2.1: Nội dung CCHC trên báo Đà Nẵng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Cũng như báo Đà Nẵng, việc cải tiến nội dung và hình thức các chương trình tuyên truyền CCHC phát trên sóng DRT luôn được lãnh đạo, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài xác định là một nhiệm vụ thường xuyên. Bên cạnh việc đưa nhiều tin, bài về vấn đề CCHC được lồng ghép trong các chương trình thời sự hàng
ngày, thì DRT đã có hẳn Chương trình CCHC phát sóng vào trưa thứ 2 hàng tuần. Thông tin về vấn đề CCHC trên Chương trình CCHC của DRT thể hiện sự đa dạng với nhiều lĩnh vực từ kinh tế , chính trị, văn hóa cho đến giáo du ̣c, y tế, đời sống xã hô ̣i ,... Đồng thời, nô ̣i dung phong phú đã giúp cho Chương trình đáp ứng đươ ̣c nhu cầu thông tin ngày càng cao của khán giả. Tin, bài được đưa chính xác , kịp thời, nhất là những vấn đề mang tính thời sự, nóng bỏng, được đông đảo dư luận quan tâm. Đây cũng là mô ̣t trong những nguyên nhân khiến khán giả luôn tìm đến với Chương trình CCHC của DRT trong mỗ i lần phát sóng và là một trong những chương trình thu hút một lượng lớn khán giả quan tâm theo dõi. Chương trình có chỉ số người xem truyền hình (rating) là 3-4%, một tỉ lệ khá cao trong các chương trình của DRT (Chương trình Thời sự chiếm 17-24%).
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 12% 37% 8% 24% 7% 12%
Hình 2.2: Nội dung CCHC trên Chương trình CCHC của DRT năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2.2.1.1. Về cải cách thể chế hành chính
Trên báo Đà Nẵng:
Báo Đà Nẵng tập trung chuyển tải thông tin về việc rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý hành chính của thành phố. Trong đó phải kể đến loạt bài về vấn đề quyền dân chủ của nhân dân: Bài bình luận trên trang nhất số ra Chủ nhật ngày 1/1/2012 với tít Phát huy quyền dân chủ trực tiếp của dân; Phóng sự
Niềm tin dân chủ (ngày 11/1/2012); Bài phản ánh Dân chủ thúc đẩy phát triển công ty (ngày 11/7/2012), Dân chủ thực hiện tốt nhiệm vụ giải tỏa, đền bù, tái định cư;
Bài bình luận đăng trên trang nhất số báo ra Thứ Hai, ngày 19/11/2012 Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…
trương, chính sách quan trọng và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước cũng được đội ngũ phóng viên báo Đà Nẵng chú trọng. Số báo ra thứ 2 ngày 12/3/2012, đăng bài phỏng vấn một số vị lãnh đạo thành phố về việc giám sát của nhân dân đối với các vấn đề trên địa bàn thành phố với tít báo Chủ động giám sát để kiểm tra; Thứ Tư ngày 18/7/2012, phản ánh tình hình Giám sát và phản biện những vấn đề người dân bức xúc của nhà báo Trung Sơn ngay trên trang nhất; loạt bài về nội dung giám sát và phản biện: bài phản ánh
Quận Thanh Khê đẩy mạnh công tác giám sát chủ động, Ủy ban MTTQVN Quận Sơn Trà tham gia giám sát và phản biện đối với chính quyền, và bài phỏng vấn Cần có cơ chế giám sát và phản biện ra thứ Ba ngày 7/8/2012. Ngày 10/9/2012, lại có bài bình luận trên trang nhất Cần tạo thói quen giám sát và phản biện. Đặc biệt, những ý kiến, góp ý của người dân được thổ lộ trên báo Đà Nẵng khi các văn bản luật được ban hành: Cần sửa đổi luật cư trú ra vào thứ Năm ngày 30/8/2012; tin
Cần thiết sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng và Kiến nghị sửa những quy định mâu thuẫn trong pháp luật thi hành án dân sự ngày 19/5/2012; hay bài phản ánh
Tập trung vận động, lấy ý kiến của nhân dân về việc Sửa đổi Hiến pháp trên số báo thứ Tư ngày 13/3/2013 chính là những minh chứng rõ rệt.
Báo Đà Nẵng cũng chú trọng đến việc đưa tin bài về nội dung triển khai các chính sách đặc thù của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tiễn về quản lý nhà nước của chính quyền đô thị. Trong đó phải kể đến một số tin, bài nổi bật như: Phóng sự Trao cần câu cho người nghèo của nhà báo Thu Phương đăng trên số báo ra thứ Hai, ngày 22/10/2012; Số báo ra Thứ Sáu, ngày 16/3/2012 có bài phản ánh Thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường: tăng trách nhiệm, cần cơ chế; Bài phản ánh
Bổ nhiệm lãnh đạo qua thi tuyển ở số ra thứ Sáu, ngày 31/5/2013 hay bài bình luận
Hết thời anh bầu tôi, tôi bầu anh đăng trên trang nhất ở chuyên mục “Thời sự và bàn luận” ra ngày 3/6/2013 cũng phản ánh về việc Đà Nẵng mạnh dạn đột phá đi đầu cả nước trong đổi mới về công tác cán bộ; Ngày 27/6/2013 cũng có bài phản ánh Sẽ lấy phiếu tín nhiệm 16/17 chức danh lãnh đạo; Phóng sự Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng đăng trên số báo ra ngày 2/11/2012 phản ánh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; Hay như bài báo Đà Nẵng sáng
tạo trong xây dựng và vận hành bệnh viện Ung thư (Thứ Năm ngày 18/4/2013)…
Trên Chương trình CCHC của DRT:
Với mục tiêu xây dựng Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương trưng cầu ý kiến của người dân về chất lượng các dịch vụ công ở các cơ quan hành chính Nhà nước, từ cấp thành phố đến cấp xã phường. Việc trưng cầu ý kiến này có thể coi là độ phản chiếu của những nỗ lực của từng địa phương trong CCHC. Điều này được phản ánh qua phóng sự Độ phản chiếu của CCHC là sự hài lòng của người dân(9/1/2012) của phóng viên Hà Hùng.
Hay như vấn đề tạm dừng đăng ký thường trú mới đối với đối tượng thiếu việc làm, chỗ ở ổn định, tiền án tiền sự của Đà Nẵng cũng gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận. Phóng viên Hà Hùng đã phản ánh vấn đề này qua phóng sự Thực hiện quản lý nhập cư ở Đà Nẵng - đôi điều suy ngẫm (27/2/2012). Không dừng lại ở đó, trong Chương trình CCHC còn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Sơn -Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng ở mục Dân hỏi cơ quan Nhà nước trả lời để tìm hiểu về quy định mới này nhằm giúp người dân có cái nhìn thấu đáo và đúng đắn nhất.
2.2.1.2 Về cải cách thủ tục hành chính
Trên báo Đà Nẵng:
Trước tiên các phóng viên báo Đà Nẵng tập trung khai thác, đưa tin bài nêu các gương điển hình tiên tiến trong CCTTHC, bao gồm cả cá nhân và tập thể. Tiêu biểu có thể kể đến như: Bài bình luận Một nền hành chính chuyên nghiệp của tác giả Thu Phương đăng trên báo Đà Nẵng số ra Chủ nhật ngày 1/1/2012 viết về những cách làm mới và hiệu quả của quận Thanh Khê trong việc đơn giản hóa TTHC nhằm tránh gây phiền hà cho người dân; Hay như sáng kiến CCTTHC của Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) về việc chủ động giới thiệu dịch vụ chứng thực bản sao, chữ ký với doanh nghiệp và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục này ngoài giờ hành chính hoặc nhận và trả hồ sơ ngay tại trụ sở làm việc của doanh nghiệp trong phóng sự đăng trên trang nhất số ra Thứ Hai ngày 5/3/2012 với tít báo Tiếp thị dịch vụ công; Hưởng ứng cuộc vận động “3 hơn - nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn” do Sở Nội vụ phối hợp cùng với Thành đoàn Đà Nẵng triển khai từ đầu năm 2012, trên báo Đà Nẵng đã có loạt bài tiêu
biểu: Bài phản ánh “3 hơn” ở Hòa Thọ Đông đăng trên số ra Thứ Hai ngày 27/8/2012; Bài phản ánh Thanh niên “3 hơn” trong CCHC: Từ ý tưởng đến hành động; Ngoài ra còn có các tin bài khác như: Bài phản ánh Sở VHTT&DL: Đột phá CCTTHC đăng ở trang 3 số ra Thứ Hai ngày 24/9/2012; Phóng sự CCHC ở phường “sớm hẹn” đăng trên số ra Thứ Hai ngày 28/1/2013 phản ánh việc giải quyết hồ sơ sớm hẹn hơn so với thời gian quy định của phường Xuân Hà, quận Thanh Khê; Bài phản ánh Dân chủ trong thực hiện CCTTHC: Bài học từ Thuận Phước thông tin về việc tích cực phát huy dân chủ cơ sở thông qua CCTTHC một cách nghiêm túc, khoa học của đội ngũ CBCC tại UBND phường Thuận Phước (quận Hải Châu)nhằm giảm phiền hà cho nhân dân.
Và loạt tin Nhiều đơn vị hưởng ứng cuộc thi chung tay CCTTHC (13/3/2012),
Triển khai cuộc vận động “Nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn” (29/5/2012),
71 cơ quan, đơn vị đăng ký cuộc vận động 3 hơn, Hợp lý hóa 31 TTHC
(20/12/2012); Quận Ngũ Hành Sơn ra mắt tổ giúp dân làm TTHC (6/5/2013)… Bên cạnh biểu dương các tổ chức, đơn vị có cách làm hay, hiệu quả trong công tác CCTTHC, báo Đà Nẵng mạnh dạn phê bình mang tính xây dựng đối với những tổ chức, đơn vị có CBCC làm việc quan liêu, hoặc có hành vi gây phiền hà khi giải quyết TTHC cho nhân dân. Một số bài viết tốt sau khi đăng đã được các tổ chức đơn vị tiếp thu và xử lý ngay vấn đề báo nêu và có công văn phản hồi kết quả xử lý đến tòa soạn. Bài Ngâm hồ sơ của dân 4 tháng (Thứ Tư ngày 18/4/2012) phản ánh Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Hòa Vang ngâm hồ sơ không giải thích lý do với người dân; bài Hẹn trả kết quả TTHC vào ngày mồng một tết (Thứ Hai ngày 16/1/2012) phản ánh thái độ làm việc quan liêu, tắc trách của cán bộ thuộc bộ phận “một cửa” của UBND quận Thanh Khê đã ghi phiếu hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ hành chính đúng vào ngày nghỉ tết; bài Hồ sơ của sếp được giải quyết trước (Thứ Hai ngày 30/7/2012) phản ánh cung cách làm việc thiếu công khai, công bằng và làm sai quy trình của cán bộ, nhân viên Phòng Công chứng số 2 thuộc Sở Tư pháp trong việc giải quyết TTHC cho người dân; Bài Hồ sơ đất trễ hẹn tăng cao trên số báo ra Thứ Sáu ngày 2/11/2012 phản ánh việc hồ sơ đất ở các quận Thanh Khê, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn trễ hẹn tăng cao rất nhiều.