Đánh giá quy trình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL (Trang 34 - 37)

bộ phận. Trước hết là việc tìm kiếm đối tác ở bên nước ngoài. Do công ty chỉ là một chi nhánh nhỏ của văn phòng địa diện nên công việc này do bộ phận Sales đảm nhiệm. Sau đó bộ phận Cus và ban giám đốc sẽ tiến hành đàm phán và soạn thảo hợp đồng với bên xuất khẩu phía HongKong. Sau khi bên bán đã giao hàng thì bộ phận Kế toán có nhiệm vụ yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền thanh toán cho bên xuất khẩu để nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Trong quá trình hàng được vận chuyển từ HongKong về Việt Nam, bộ phận Cus sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin về chuyến hàng và nhận giấy báo hàng đến để cho các bộ phận còn lại có thể hoàn thành công việc của mình.

-Ưu điểm: Công đoạn nhập khẩu lô hàng này do nhiều bộ phận tham gia nên có thể phân công các công việc một cách rõ ràng, mỗi bộ phận một chuyên môn nên thể hiện được tính chuyên nghiệp, từ đó tránh được những sai sót không đáng có.

-Nhược điểm: Tuy nhiên, khi mỗi bộ phận đảm nhiệm công việc khác nhau thì chỉ có thể hỗ trợ nhau chứ không thể làm thay thế nhau được, do đó, khi có sự cố thì rất khó khăn trong việc giúp đỡ nhau.

Tất cả những gì em nêu trên là những điều mà em đã học hỏi được trong quá trình thực tập. Trên thực tế, trong quá trình nhập khẩu một lô hàng có thể phát sinh rất nhiều những rắc rối có thể hoặc không thể lường trước. Do thời gian thực tập và kiến thưc có hạn nên em chưa có cơ hội được tiếp xúc nhiều với những vấn đề đó. Vì vậy em cần phải học hỏi thêm rất nhiều để sau này ra trường, trong quá trình làm việc có thể tránh được những sự cố sai lầm không đáng có.

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN

Có thể nói hoạt động giao nhận, vận tải là những đòn bẩy của nền kinh tế. Tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới giao nhận vận chuyển hàng hoá đó rất phát triển và trở thành ngành kinh doanh dịch vụ hiệu quả của đất nước, đóng phần đáng kể vào hoạt động buôn bán lưu thông hàng hoá của những quốc gia này. Hoạt động giao nhận làm giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, phân công lao động quốc tế, tăng mối quan hệ hợp tác giữa các nước, là cánh tay nối dài mối quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Vai trò của người giao nhận chưa rõ ràng làm cho các nhà xuất nhập khẩu chưa có sự tin tưởng hoàn toàn vào khả năng uy tín của người giao nhận, vì vậy nhà nước cần có nhiều văn bản pháp quy quy định rõ ràng về vai trò, nghĩa vụ của người giao nhận làm cơ sở giải quyết tranh chấp khiếu nại trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá, gúp phần thúc đẩy hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá. Mặc dù thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL không dài nhưng đó thật sự là một quãng thời gian bổ ích. Qua đó em đó được vận dụng nhiều những kiến thức mình đó học trên lớp, hiểu thêm được nhiều nghiệp vụ văn phòng. Đồng thời bổ sung thêm được những kiến thức mới, thấy được sự khác biệt trong các quy trình, nghiệp vụ kinh doanh của từng mặt hàng, cũng như giữa nhập khẩu và xuất khẩu.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hải Việt, các thầy cô trong tổ bộ môn cùng các cán bộ nhân viên tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp này!

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên

CHƯƠNG 5 : PHỤ LỤC Bộ Tờ Khai Hàng Hóa Nhập Khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w