Tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của thương mại việt nam và những điều chỉnh trong chính sách thương mại của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (Trang 39 - 42)

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình hiện nay.

2.5. Tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại.

Trong quá trình hội nhập chính sách thương mại của Việt Nam đã từng bước có những cải cách theo hướng tự do hoá hơn phù hợp với những thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy thương mại phát triển.

Một là, Điều chỉnh chính sách mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu. Về sản phẩm xuất khẩu cần đa dạng hoá hàng xuất khẩu, tăng dần trình độ chế biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm vào các sản phẩm không truyền thống.

Về chính sách nhập khẩu cần trang bị máy móc thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại, nhập khẩu phải bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu.

Hai là, cải cách chính sách thuế và thuế quan.

Ba là hoàn thiện các quy chế thương mại phi thuế quan, theo hướng: Sắp xếp lại danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp theo luật quy định.

Ban hành các quy chế hành chính kỹ thuật kiểm soát nhập khẩu. Bốn là chính sách tiền tệ

Để tạo điều kiện tự do hoá và hội nhập cần thực hiện thị trường tài chính mở chế độ hai giá đối với hàng hoá dịch vụ mang lại tính phân biệt đối xử đối

với các loại hình doanh nghiệp cần được xoá bỏ, quản lý ngoại tệ khuyến khích xuất khẩu và áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại.

KẾT LUẬN

Nghị quyết Đại hội Đảng IX một lần nữa khẳng định "Toàn cầy hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước bao trùm hầu hết tất cả các lĩnh vực; vừa thúc đẩy vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhay giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và các đại dịch...". Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp; đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các Công ty xuyên quốc gia.

Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu sâu vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà các cấp cấp, ngành, nhà quản lý và tầng lớp trí thức trẻ hôm nay. Tuỳ trình độ, khả năng và khía cạnh quan tâm mà mỗi chủ thết, tổ chức cá nhân có phương pháp tìm hiểu đánh giá riêng về vấn đề này. Đặc biệt với sinh viên kinh tế cần có kiến thức cập nhật, đầy đủ lý luận và bao quát về toàn cầu hoá và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Từ đó xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân để phấn đấu học tập và rèn luyện.

Hà Nội, ngày .... tháng.... năm 2002

Một phần của tài liệu Sự phát triển của thương mại việt nam và những điều chỉnh trong chính sách thương mại của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)