Kỹ năng căt, xé, dán:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non (Trang 33 - 37)

- Chỉ số 35: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm Chỉ số 36: Trẻ nói được ý tưởng sản phẩm của bản thân.

7.3:Kỹ năng căt, xé, dán:

* Kỹ năng cắt dán:

Đối trẻ mẫu giáo nhỡ thì cho trẻ làm quen với kéo, tập sử dụng kéo. Tôi dạy trẻ tập cầm kéo đúng cách, điều khiển lưỡi kéo vào tay phải, cầm giấy và điều khiển giấy bằng tay trái. Dạy trẻ các kỹ thuật cắt từ dễ đến khó: Cắt các đường thẳng để tạo nên các dải giấy mảnh rồi tới các băng giấy rộng dần, sau đó dạy trẻ cắt các băng giấy thành hình vuông, hình chữ nhật. Chỉ dẫn cho trẻ cắt 2 hình tam giác từ hình vuông bằng một đường thẳng chéo góc. Tiếp dạy trẻ cắt đường cong. Phối hợp cách cắt thẳng và lượn để cắt theo các nét vẽ. Dạy trẻ bôi hồ vào mặt trái rồi dán lên vở.

Vào chủ điểm: “ Bản thân bé và gia đình ” có tiết cắt dán khăn mặt. Trẻ biết cắt các dải làm tua khăn, cắt theo đường thẳng làm các dải dài trang trí khăn mặt.( Chỉ số 7 ).

Trẻ cắt dán khăn mặt

Tới chủ điểm “ Em yêu cây xanh ”, tôi cho trẻ cắt lượn theo đường vẽ. Tại hoạt động góc, tôi lấy góc tạo hình làm góc trọng tâm. Trước khi trẻ cắt hoa và lá trẻ được xem video cô cắt mẫu và trẻ rất chăm chú quan sát. Trẻ sử dụng kỹ năng cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài của bông hoa và của lá. Tôi dạy trẻ kỹ năng mới: Dạy trẻ dán băng dính 2 mặt vào mặt trái của bông hoa và chiếc lá, sau đó bóc lớp ngoài của băng dính ra rồi dán lên thân cây mà tôi đã chuẩn bị. Trẻ rất hứng thú và có kỹ năng đã cắt dán được cây hoa mai rất đẹp. Và trẻ biết xoay cổ tay, xoay giấy để cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài.

* Kỹ năng xé dán:

Tiếp tục dạy trẻ 4- 5 tuổi xé bằng vận động thô – bằng cả bàn tay. Tôi dạy trẻ xé từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ biết sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ để xé. Tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật xé; xé bằng các vận động thô như:

xé toạc, xé bứt; xé bằng các vận động tinh của đầu ngón tay: xé bấm theo đường thẳng, các đường cong lượn. Đối với những bài đơn giản, ít chi tiết tôi cho trẻ chấm hồ vào mặt trái của hình rồi dán lên. Còn với những bài phức tạp tôi dạy trẻ xếp hình bố cục tranh trước, sau đó lật lên phết hồ ở mặt sau rồi dán xuống. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm.

VD: Xé hình “ Con cá ” trẻ biết gấp giấy, xé lượn cung để tạo thành con cá. Đuôi cá có những trẻ còn vẽ trước rồi xé theo đường vẽ, có những trẻ xé lượn thành đuôi. Tùy theo sự sáng tạo của trẻ, trẻ sẽ tạo ra được sản phẩm của chính mình.

Trẻ xé dán đàn cá

Đối với trẻ yếu tôi chú ý kèm cặp, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo sự gần gũi với trẻ.

Đối với những trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn. Trẻ biết bố cục bức tranh, phối hợp màu sắc hài hòa. Trẻ đã rất sáng tạo để xé được

nhiều loại cá khác nhau. Đặc biệt trẻ biết kết hợp giữa xé dán với cắt dán tạo nên bức tranh đàn cá bơi rất sinh động. Trẻ xé thân con cá từ dải dài rồi xé thành hình vuông, trẻ biết gập giấy xé hình cung mở giấy ra ghép thành đuôi cá. Xé các dải dài dán làm vây cá. Có con cá trẻ xé lượn cung. Ngoài ra, trẻ xé các dải dài, dán chụm một đầu tạo cỏ, cây rong dưới nước. Trẻ biết được đặc điểm của loài cá sống dưới nước thở ra các bong bóng và trẻ đã xé các hình tròn nhỏ dán phía trước con cá.

Tranh: “ Đàn cá bơi ” của bé Phụng Anh và Hà Ngọc

Xé dán các con vật sống dưới nước, đây là đề tài khó so với trẻ mẫu giáo nhỡ. Trẻ sáng tạo xé dán: Con cua, con cá, con tôm; kết hợp màu sắc hài hòa, nổi lên các con vật. Trẻ biết gập giấy xé chéo thân con tôm, rồi xé một đầu nhọn là đầu tôm; xé đường cong lượn làm đuôi tôm; râu tôm nhỏ nên trẻ vẽ dùng kéo cắt. Càng cua, trẻ dé các dải dài, rồi xé vụn ra dán vào thân con tôm. Trẻ gập giấy xé lượn cung mở ra làm mình cua. Trẻ rất sáng tạo và khéo léo để cắt xé dán được một bức tranh rất đẹp mắt, phân bố bố cục tranh hợp lý. Trẻ thao tác rất tốt kỹ năng xé dán.

Tranh “ Động vật sống dưới nước ” của bé Trung Kiên và Phương Linh

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non (Trang 33 - 37)