Đánh giá kết cục lâm sàng theo điểm NIHSS khi nhập viện.
Điểm NIHSS khi nhập viện lượng giá mức độ đột quỵ của bệnh nhân, góp phần tiên lượng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Adams và cộng sự đã phân tích kết quả của nghiên cứu TOAST, bao gồm 1281 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, được đánh giá điểm NIHSS lúc nhập viện, kết quả cho thấy điểm NIHSS ≥ 16 liên quan tới tỉ lệ tử vong và tàn phế cao. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của tác giả Adams và cộng sự, khi chúng tôi chia 86 bệnh nhân thành 2 nhóm, nhóm 1 có điểm NIHSS < 16 và nhóm 2 có điểm NIHSS ≥ 16 tại thời điểm nhập viện. Tỉ lệ hồi phục thần kinh tốt tại thời điểm 90 ngày nhóm 1 là 38/48 bệnh nhân (79,17%) cao hơn nhóm 2 là 22/38 bệnh nhân (57,9%), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,033.
Để đánh giá ảnh hưởng của thay đổi điểm NIHSS tới kết cục lâm sàng, điểm NIHSS giảm trên 8 điểm ở nhóm mRS 0-2 là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mRS 3-6 tại thời điểm 90 ngày: 71,7% và 19,2%, p < 0,05.
Ảnh hưởng của biến chứng xuất huyết tới kết cục lâm sàng
Điều trị tái tưới máu trong nhồi máu não giai đoạn cấp thì biến chứng xuất huyết chuyển dạng luôn được quan tâm, đặc biệt là tỉ lệ xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng là yếu tố chính làm tăng tỉ lệ tàn phế cũng như tử vong.
Đánh giá ảnh hưởng của biến chứng xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng đến kết cục lâm sàng, chúng tôi thấy xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng là yếu tố độc lập ảnh hưởng tới kết cục lâm sàng kém của bệnh nhân (mRS 3-6), làm tăng tỉ lệ mRS 3-6 tại
tháng thứ 3 lên đến 11,25 lần so với nhóm bệnh nhân không có XHCD (OR 11,25, 995% CI 1,1 – 108,3). Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của các nghiên cứu tiêu sợi huyết tĩnh mạch và nghiên cứu can thiệp nội mạch đánh giá ảnh hưởng của XHCD có triệu chứng với kết cục lâm sàng.
Phân tích đa biến các yếu tốảnh hưởng tới kết cục lâm sàng
Khi phân tích đa biến, theo bảng 3.7 trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới kết cục lâm sàng xấu, bao gồm (1) điểm NIHSS khi nhập viện trên 16, trong đó khi điểm NIHSS 16-20 có tỉ suất chênh OR 7,9, với khoảng tin cậy 95% CI 1,24 – 50,23, khi điểm NIHSS 20-24 có tỉ suất chênh OR 15,09, khoảng tin cậy 95% CI 1,5 3 – 149,16; (2) thời gian tái thông muộn sau 240 phút với tỉ suất chênh OR 6,6 với khoảng tin cậy 95% CI 1,09 – 46,88; (3) xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng với OR 33,61, khoảng tin cậy 95% CI 1,97 – 574,4.
KẾT LUẬN
Đánh giá kết quả và một số biến chứng khi điều trị kết hợp tiêu sợi huyết tĩnh mạch liều 0,6 mg/kg với lấy huyết khối cơ học đường động mạch.
- Tỉ lệ hồi phục thần kinh tốt tại thời điểm 90 ngày (mRS 0 – 2): 69,8%.
- Điểm NIHSS 24 giờ thấp hơn có ý nghĩa với NIHSS khi nhập viện: (15,5 – 7, p < 0,05).
- Tỉ lệ điểm NIHSS giảm trên 8 điểm là 55,8%. - Tỉ lệ tái thông tốt (TICI 2b-3) là 91%.
- Tỉ lệ xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng: 5,8%. - Tỉ lệ tử vong: 3,5%.
Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và quy trình điều trị được áp dụng trong nghiên cứu.
- Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng kết cục lâm sàng:
• NIHSS khi nhập viện: mRS 0-2 nhóm điểm NIHSS dưới
và trên 16 lần lượt là 79,2% và 57,9%, p = 0,033.
• Thay đổi điểm NIHSS tại thời điểm 24 giờ: 71,7% bệnh nhân hồi phục lâm sàng (mRS 0-2) có điểm NIHSS giảm trên 8 điểm.
• Xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng ảnh hưởng kết cục lâm sàng xấu: tỉ suất chênh OR 11,25, khoảng tin cậy 95% CI: 1,17 – 108,3.
- Trong mô hình đa biến, các yếu tố ảnh hưởng tới kết cục lâm sàng bao gồm: (1) tái thông mạch muộn sau 240 phút (OR 6,06, 95% CI 1,09 – 46,9), (2) Xuất huyết chuyển dạng có triệu chứng (OR 33,6, 95% CI 1,97 – 574,4), (3) điểm NIHSS khi nhập viện 16 – 20 (OR 7,9, 95% CI 1,24 – 50,23), và (4) điểm NIHSS nhập viện 20 – 24 (OR 15,09, 95% CI 1,52 – 149,16).