Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô CĐ Công nghiệp và xây dựng (Trang 37)

6.1.1 Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất

- Các yếu tố sản xuất bao gồm: vốn, lao động, đất đai được ký hiệu lần lượt là K, L, Đ và có các mức giá tương ứng là r, w, R.

Ký hiệu chung của giá các yếu tố đầu vào là Pf

- Thị trường các yếu tố sản xuất: doanh nghiệp đóng vai trò là người mua còn các hộ gia đình đóng vai trò là người cung cấp các nguồn lực.

- Giá của các yếu tố sản xuất được hình thành trên thị trường yếu tố. Lượng cầu đối với một yếu tố sản xuất phụ thuộc vào giá của yếu tố sản xuất đó

Như lượng lao động phụ thuộc vào tiền công, lượng vốn phụ thuộc vào lãi suất, đất đai phụ thuộc vào giá thuê...

- Thu nhập của một yếu tố sản xuất là tích số của giá và lượng trao đổi các yếu tố sản xuất đó.

- Sản phẩm doanh thu cận biên (MRf) là sự thay đổi của tổng doanh thu do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất nhất định.

Còn chi phí cận biên (MCf) là phần chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào .

Vậy để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các yếu tố đầu vào sao cho MRf = MCf

6.1.2 Cầu đối với các yếu tố sản xuất

- Cầu đối với các yếu tố sản xuất là cầu thứ phát: Phát sinh sau và phụ thuộc vào cầu hàng hoá, dịch vụ.

Pf tăng thì lượng cầu các yếu tố giảm Pf giảm thì lượng cầu các yếu tố tăng

Pf Pf1

Pf2

(D)

0 Qf1 Qf2 Qf

Hình 6.1:Đường cầu yếu tố sản xuất

- Cung đối với các yếu tố sản xuất:

Pf tăng thì lượng cung các yếu tố tăng Pf giảm thì lượng cung các yếu tố giảm

Pf (S)

Pf2 Pf1

0 Qf1 Qf2 Qf

Hình 6.2:Đường cung yếu tố sản xuất 6.2 Thị trường lao động

6.2.1 Cầu về lao động

a. Khái niệm:

- Cầu về lao động là số lượng lao động mà người thuê có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức tiền công khác nhau trong một thời kỳ nhất định.

- Doanh thu cận biên của lao động (MRL): là mức thay đổi về tổng doanh thu do sự gia tăng hay giảm bớt một đơn vị lao động sử dụng:

Phương trình:

TR TR Q

MRL =

L = Q x L = MR x MPL

- Chi phí cận biên của lao động (MCL): Là mức gia tăng về tổng chi phí khi sử dụng thêm một đơn vị lao động.

Như vậy nguyên tắc thuê lao động để thu được lợi nhuận lớn nhất của doanh nghiệp là tại MRL = MCL

- Lượng cầu về lao động:

w tăng thì lượng cầu về lao động giảm w giảm thì lượng cầu về lao động tăng

b. Đặc điểm:

- Cầu đối với lao động là cầu hệ quả, phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường.

- Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động

c. Các yếu tố gây ra sự dịch chuyển đường cầu:

- Giá của sản phẩm - Thay đổi công nghệ

- Cung về các yếu tố sản xuất khác

6.2.2 Cung ứng với lao động

w w1

w2

(DL)

0 QL1 QL2 QL

Hình 6.3: Đường cầu yếu tố lao động

- Cung ứng với lao động là lượng lao động sẽ được cung ứng ở mỗi mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi

- Quy luật:

w tăng thì lượng cung về lao động tăng w giảm thì lượng cung về lao động giảm

w (SL)

w2 w1

0 QL1 QL2 QL

Hình 6.4: Đường cung yếu tố lao động

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động

-áp lực về tâm lý xã hội - áp lực về kinh tế

- Phạm vi thời gian

- Lợi ích cận biên của người lao động khi so sánh giữa lao động và nghỉ ngơi.

- Mức tiền công: những thay đổi tiền công trong các cơ hội việc làm khác nhau

6.2.3 Cân bằng thị trường lao động

- Cân bằng thị trường lao động xảy ra khi giá của lao động làm cho lượng cung về lao động bằng với lượng cầu về lao động.

Tiền công và lượng lao động điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Doanh nghiệp thuê tất cả những lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng w0 khi đó xảy ra cân bằng thị trường lao động tức là MRL = w.

- Bất kỳ sự thay đổi cung hoặc cầu về lao động cũng đồng thời làm tiền công cân bằng và doanh thu cận biên thay đổi một lượng như nhau.

6.2.4 Tiền công tối thiểu và những quy định về tiền công tối thiểu

- Tiền công tối thiểu là mức tiền công tối thiểu để thuê lao động.

- Nếu Chính Phủ quy định mức tiền công tối thiểu cao hơn mức cân bằng thì xảy ra hiện tượng dư thừa lao động.

- Nếu Chính Phủ quy định mức tiền công tối thiểu thấp hơn mức cân bằng thì lượng lao động thiếu hụt .

6.3 Cung và cầu về vốn

6.3.1 Tiền thuê, lãi xuất và giá cả của tài sản.

- Tiền thuê: là giá trị khoản thu nhập bằng tiền hàng năm trên vốn đầu tư. - Lãi suất là tỷ lệ giữa khoản lãi thu được trên giá trị của các tài sản tài chính

- Vốn hàng hoá (vốn hiện vật): là các hàng hoá đã được sản xuất và đã được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị và giá trị sử dụng khác. Chúng có đặc điểm vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra. Vốn hàng hoá bao gồm tài sản cố định và các tài sản dự trữ.

6.3.2 Cầu về vốn

- Khái niệm: Cầu về vốn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp đó.

- Doanh nghiệp sẽ xem xét sử dụng thêm một giờ dịch vụ vốn sẽ mang lại thêm gía trị sản lượng là bao nhiêu.

6.3.3 Cung về vốn

- Cung ngắn hạn: trong ngắn hạn cung về vốn không thay đổi vì không thể tạo ngay tài sản cố định nên cung về vốn là đường thẳng đứng.

- Cung dài hạn: trong dài hạn cung về vốn phụ thuộc vào giá thuê tài sản cố định trong tương lai mà doanh nghiệp sẵn sàng trả.

Khi giá thuê tài sản cố định tăng thì lượng cung về vốn tăng và khi lãi suất tăng thì cung về vốn sẽ giảm.

6.3.4 Cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn

- Trong ngắn hạn: có đường cung ngắn hạn thẳng đứng và các hàng hoá có nhu cầu về vốn được phản ánh bằng đường cầu dốc xuống. Tại điểm cân bằng này lượng vốn đã được phân bổ hết cho các hãng có nhu cầu và hàng hoá trả lãi hết.

- Trong dài hạn: cân bằng ở điểm cân bằng mới với đường cung dài hạn nằm ngang.

Cả trong ngắn hạn và dài hạn các doanh nghiệp và ngành đều điều chỉnh vốn theo sự tăng tiền công. Với sự tác động của mức tăng tiền công thì trong ngắn hạn đường cầu dốc xuống.

Chương VII: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

7.1 Những trục trặc của thị trường và nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác giữa các lực lượng cung - cầu. Sự tương tác này xác định trên 3 vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.

Trong nền kinh tế thị trường người tiêu dùng theo đuổi tối đa hoá lợi ích còn người sản xuất theo đuổi tối đa hoá lợi nhuận. hộ tương tác với nhau để hình thành giá và sản lượng cân bằng đối với loại hàng hoá và dịch vụ.

Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả do thị trường manh lại cũng là tối ưu nhất đối với toàn bộ xã hội. Khi thị trường tự do tạo ra các kết quả mà xã hội không mong muốn, chúng ta gọi là thất bại của thị trường hay là những trục trặc của thị trường.

7.1.1 Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thịtrường trường

- Một trong những hiện tượng xa rời thị trường hiệu quả là do các yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo hoặc độc quyền.

+ Trong cạnh tranh hoàn hảo: không có nhà sản xuất hay người tiêu dùng nào có thể tác động tới giá thị trường vì sản lượng của họ là tường đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường và có vô số người bán như thị trường lương thực, thực phẩm...

+ Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: khi có người bán hay người mua có thể tác động tới giá hàng hoá.

Khi một tác nhân kinh tế nào đó có sức mạnh thị trường trong một thị trường cụ thể nó có thể tăng giá hàng hoá của họ lên cao hơn chi phí biên, người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá hơn mức mà họ sẽ mua trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, sự thoả mãn của người tiêu dùng sẽ giảm xuống, lợi ích người tiêu dùng giảm sút đó là tính phi hiệu quả do thị trường cạnh tranh không hảo gây ra.

+ Sức mạnh thị trường: người có sức mạnh thị trường có thể hạn chế mức sản lượng để bán với giá cao hơn chi phí cận biên và thu được lợi nhuận lớn nhất. Hệ quả của sức mạnh thị trường là mức sản lượng không hiệu quả.

Ví dụ như các công ty cấp nước, điện lực, điện thoại, điện tín là các sản phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện dùng thấp sáng...

Và sức mạnh thị trường đã gây ra phần mất không cho xã hội mộp mức sản lượng nhất định.

7.1.2nh hưởng của các ngoại ứng

a. Khái niệm:

Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thức 3 không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó.

b. Phân loại: có 2 loại

- Ngoại ứng tích cực: là những ngoại ứng mang lại lợi ích cho các thành viên thứ 3 (người ngoài cuộc).

Ví dụ như uống thuốc phòng bệnh, giáo dục, hệ thống tàu điện ngầm ... - Ngoại ứng tiêu cực: là những ngoại ứng khi xuất hiện nó làm hạo người ngoài cuộc.

Ví dụ như sự ô nhiễm, tiếng ồn, chất thải...

Thành vien thứ 3 này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp, ngoại ứng này có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất.

7.1.3 Việc cung cấp các sản phẩm công cộng

- Khái niệm: Hàng hoá công cộng là những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng.

- Đặc tính của sản phẩm công cộng:

+ Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng: Tính này của hàng hoá công cộng ám chỉ khả năng của chúng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng.

Ví dụ các sản phẩm như an ninh quốc phòng, hệ thống pháp luật, kiểm soát lũ lụt, bảo vệ môi trường...

+ Tính không loại trừ trong tiêu dùng: ám chỉ sự thật là những hàng hoá khi được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản được những người tiêu dùng nhất định tiêu dùng chúng hay đây là hiện tượng tiêu dùng tự do, tiêu dùng không cần phải trả tiền.

Ví dụ như đường xá, đèn cao áp, tiêm chủng trẻ em...

Như vậy sự cung cấp các hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường sẽ không thể xảy ra vì lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng rãi đến mức không một hãng nào muốn cung cấp chúng.

Họ không thể đặt giá cho những hàng hoá đó vì họ không thể ngăn cản mọi người tiêu dùng hàng hoá đó miễn phí. Lúc này lợi ích cá nhân của sản xuất hàng hoá công cộng thấp hơn lợi ích xã hội tương ứng. Thị trường hoàn toàn thất bại vì vấn đề tiêu dùng tự do.

7.1.4 Việc đảm bảo công bằng xã hội

- Việc đảm boả công bằng- xã hội thông qua việc phân phối thu nhập và tối đa hoá phúc lợi xã hội. Tuy nhiên phân phối thu nhập chưa công bằng.

- Trong nền kinh tế thị trường, một số người không có khả năng hoặc các nguồn lực khác để kiếm sống, trái lại một số lại hưởng nhiều lợi lộc vì thừa hưởng tài sản hay có tài năng hoặc do họ biết kết hợp với gia đình và bạn bè về mặt kinh doanh, chính trị hay xã hội.

Vì vậy chính phủ trong nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ can thiệp bằng các chương trình tái phân phối thu nhập, dùng các chính sách thuế để phân phối thu nhập sau thuế trở lên công bằng hơn.

7.2 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

7.2.1 Các chức năng kinh tế chủ yếu của chính phủ

- Nâng cao hiệu quả kinh tế: muc tiêu kinh tế trung tâm của chính phủ là hỗ trợ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Đây là khía cạnh kinh tế vi mô của chính phủ, chính phủ thường xuyên sử dụng các công cụ của mình để sửa chữa các khuyết tật quan trọng của thị trường.

Vì vậy phải xây dựng pháp luật và các quy chế điều tiết của nhà nước và tác động đến việc phân bổ các nguồn lực.

-ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế

- ốn định đất nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô: Bằng việc sử dụng khéo các công cụ chính sách tài khoá và tiền tệ cũng như điều tiết chặt chẽ

hệ thống tài chính để đẩy lùi lạm phát và suy thoái kinh tế.

- Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết của Việt Nam. Vì vậy chính phủ đó vai trò thiết yếu đại diện cho quyền lực quốc gia trên diễn đàn quốc tế.

7.2.2 Các công cụ chủ yếu của chính phủ tác động vào kinh tế

- Chính sách thuế: điều tiết thu nhập cá nhân, giảm bớt thu nhập của cá nhân và cung cấp nguồn lực cho chi tiêu công. Chính phủ có thể sử dụng hệ thống thuế để khuyến khích một số hoạt động kinh tế thông qua lãi suất thấp.

- Chi tiêu mức ngân sách nhà nước: Chính phủ chi tiêu mua sắm hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất tạo thu nhập cho doanh nghiệp.

- Điều tiết của chính phủ: Nhằm hướng mọi người tham gia vào các hoạt động kinh tế nhất định tự điều chỉnh và tự kiềm chế hành vi của mình.

- Kiểm soát về lượng tiền lưu thông và tổ chức, sử dụng hình thức kinh tế nhà nước.

7.2.3 Các phương pháp điều tiết của chính phủ

a. Điều tiết vào sản lượng:

Chính phủ khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá hoặc dịch cụ ở một mức độ nhất định nào đó, đảm bảo sự cân đối cung cầu, phát triển toàn diện.

b. Điều tiết vào giá cả:

Qua công cụ giá cả, tiền tệ, thuế chính phủ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá cả thị trường nhằm ổn định hệ thống giá cả, chống đột biến lên cơn sốt, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và khuyến khích được tiêu dùng.

7.3 Nhà nước sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nướcđể quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

7.3.1 Vai trò của kinh tế nhà nước và hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở ViệtNam Nam

a. Vai trò của kinh tế nhà nước

- Chủ trương tăng trưởng cao

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô CĐ Công nghiệp và xây dựng (Trang 37)