KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (Trang 40 - 41)

A. Kết luận:

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, cho phép đi đến kết luận sau:

1. Công tác giáo dục thể chất tại các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mặc dù đã thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên chương trình giáo dục thể chất chính khóa chưa đồng bộ, trong số đó, chỉ có 25% số trường có tổ chức giảng dạy chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam theo nhu cầu tự chọn của sinh viên, hoạt động ngoại khóa còn hạn chế (chỉ có 49,63% số trường có hoạt động ngoại khóa thường xuyên); điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên còn thiếu; kết quả học tập và năng lực thể chất sinh viên còn yếu, chỉ có 41,56% đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đánh giá; đồng thời, qua khảo sát cho thấy được nhu cầu cao trong tham gia tập

24

luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học chính khóa của sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung võ cổ truyền Việt Nam, luận án đã lựa chọn được 13 bài tập quyền thuât tay không võ cổ truyền Việt Nam để đưa vào ứng dụng trong giờ học chính khóa tự chọn cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm: 06 bài tập Căn bản công tay không; 02 bài tập Quyền tay không, 01 bài tập Đấu luyện tay không và 04 bài tập Đối kháng tay không). Dựa trên các bài tập đã lựa chọn, luận án xây dựng nội dung chương trình giảng dạy môn Võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên, cùng với việc chỉ dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện để đưa vào ứng dụng trong giờ học chính khóa tự chọn cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Qua thời gian 08 tháng (tương ứng một năm học) tiến hành thực nghiệm sư phạm với các nội dung bài tập và phương pháp giảng dạy đã lựa chọn vào giờ học chính khóa tự chọn cho sinh viên lứa tuổi 20- 21 trong hai trường đại học thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả ứng dụng sau thực nghiệm cho thấy sự phù hợp của chương trình môn học võ cổ truyền Việt Nam, thông qua sự biến đổi, tăng trưởng về thể lực, hình thái, chức năng sinh lý, hứng thú học tập và sự hoàn thiện kỹ thuật của sinh viên nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

B. Kiến nghị:

Từ những kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu, cho phép đi đến một số kiến nghị sau:

1. Nội dung tập luyện chính khóa môn võ cổ truyền Việt Nam nên được các nhà trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nghiên cứu triển khai áp dụng phổ cập rộng rãi trong chương trình giáo dục thể chất chính khóa, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học trong điều kiện thực tiễn hiện nay của các trường đại học từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

2. Ngành Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan cần thiết phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên, sinh viên tham gia tập luyện chính khóa, ngoại khóa môn võ cổ truyền Việt Nam trong các trường đại học ở nước ta; Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học TDTT, các khoa sư phạm giáo dục thể chất tiếp tục nghiên cứu ứng dụng vào việc bồi dưỡng giảng viên, đào tạo sinh viên chuyên ngành, tiến tới việc tổ chức dạy và học võ cổ truyền Việt Nam một cách có hiệu quả trong các cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w