1. Hiệu quả kinh tế
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xây dựng và sẽ đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào áp dụng, trong đó nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo là một dung bắt buộc hoặc tự chọn ở nhiều khối lớp, tác giả của sáng kiến hy vọng rằng đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo và các em học sinh, thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của dạy học trải nghiệm kết hợp với thực tiễn tiến tới để trả lời được câu hỏi lớn “Dạy và học trải nghiệm sáng tạo như thế nào?”
Sáng kiến đã được tác giả áp dụng ở hai lớp 10A9, 10A8 trong năm học 2016- 2017, mà tác giả được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy, sáng kiến đã thể hiện được nhưng ưu điểm như: Học sinh yêu thích môn học, tích cực sôi nổi vào tham gia nghiên cứu khoa học, tích cực tự chủ vận dụng kiến thức học được vào bài toán thực tiễn…; Các kỳ kiểm tra đánh giá đều đạt kết quả cao, trong đó có kỳ kiểm tra đề chung của Sở GD&ĐT ở hai lớp không phải lớp chọn nhưng các em đạt được tỷ lệ cao (trên 90%), có nhiều em đạt điểm giỏi.
2. Hiệu quả xã hội
Thể hiện tinh thần tích cực tự học của tác giả, và mong muốn gây ảnh hưởng tinh thần này tới đồng nghiệp, nhằm vào mục tiêu đổi mới giáo dục tiến tới trả lời một câu hỏi mà các thầy cố giáo và xã hội đang hết sức quan tâm là: “Tổ chức và dạy học sáng tạo như thế nào?”
Đề tài là “cầu nối” giúp cộng đồng tin tưởng vào chương trình đổi mới giáo dục của ngành, giúp học sinh yêu thích môn học Vật lí nói riêng và các môn khoa học tự nhiên cũng như xã hội nói chung, các em thấy rằng việc học không phải chỉ để thi, để kiểm tra đánh giá, kiến thức trên sách vở kia không còn là “hàn lâm” mà gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày, học qua làm, học qua trải nghiệm sẽ giúp các em cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống, giúp các em hình thành đẩy đủ các năng lực phẩm chất của mình.
3. Tính kế thừa, điểm mới, hƣớng phổ biến, áp dụng đề tài
* Tính kế thừa: Vận dụng sự sáng tạo Phương pháp dạy học tình huống (Case based) và Dạy học dự án (Project based learning).
36
* Điểm mới:
- Tự chủ trong việc nghiên cứu và xây dựng cơ ở lý thuyết về tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học phổ thông;
- Xây dựng được một số nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lý 10 và định hướng cho học sinh hoàn thành trải nghiệm;
- Làm tiền đề xây dựng nội dung trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí 10 và tiến tới phủ rộng cho chương trình Vật lí ở Trung học phổ thông;
- Tôn vinh học sinh, đặt các em vào trung tâm của quá trình dạy và học, các em được đóng vai các nhà khoa học, nhà thực nghiệm … Qua đó nâng cao nhận thức của các em về trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội, dần hình thành đủ ở các em năng lực đặc thù, như soạn thảo trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; Năng lực nhận thức và tích cực hóa bản than; Năng lực định hướng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và sáng tạo).
* Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng, trong những năm học tới, tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung dạy học trải nghiệm đối với chương trình Vật lí 10, 11, 12 phong phú đa dạng, và gần gũi với thực tiễn để việc học qua trải nghiệm đạt kết quả tốt nhất.
4. Đề xuất, kiến nghị * Đề xuất: * Đề xuất:
- Tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo, giáo viên phải tập trung nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chương trình giáo dục phổ thông mới, đối tượng học sinh, các điều kiện về môi trường học tập …
- Một số học sinh còn thờ ơ, chưa tập trung đầu tư cho các hoạt động trải nghiệm, trong hoạt động nhóm cần sự hỗ trợ tư vấn tích cực từ phía học sinh và gia đình học sinh đến những học sinh này.
* Kiến nghị:
- Về phía phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tinh thần, cơ sở vật chất để các em được trải nghiệm, các em yên tâm việc tự chủ, tự lực học tập và sáng tạo;
37
- Về phía nhà trường: Hỗ trợ giáo viên trong việc áp dụng các nội dung dạy học trải nghiệm trong nhà trường, tạo điều kiện để giáo viên tham gia góp ý kiến đóng góp cho nhau, cùng nhau xây dựng những chuyên đề dạy học trải nghiệm có chất lượng cao gắn với bộ môn và sát với thực tiễn.
- Về phía ngành: Hỗ trợ giáo viên về tài liệu, văn bản hướng dẫn, tập huấn về dạy học trải nghiệm sáng tạo. Tổ chức hội thảo trao đổi hiệu cách thức và hiệu quả của dạy học trải nghiệm sáng tạo.
Do năng lực có hạn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, thời gian còn hạn chế nên bài viết còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Vật lí - Hóa - Công nghệ, Ban Giám hiệu nhà trường và các em học sinh các lớp 10A8; 10A9; đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện trải nghiệm đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!