4.1. Quan điểm phát triển bền vững của Ba Lan
Trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập diễn ra hơn 25 năm qua, phát triển NNBV luôn là mục tiêu được chú trọng trong các chiến lược phát triển của Ba Lan, Nhìn chung triển khai chính sách ở Ba Lan có thể chia làm hai giai đoạn chính: từ năm 1993 đến 2004 giai đoạn thực thi các tiêu chuẩn Copenhaghen để gia nhập EU và từ 2004
27
đến nay là giai đoạn “bắt kịp” khi đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu.
4.1.1. Giai đoạn chuyển đổi từ 1993 đến 2004
Cùng với những cải cách chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, hội nhập EU theo kiểu “sốc liệu pháp” ở Ba Lan như tự do hóa, tư nhân hóa và ổn định hóa, trong lĩnh vực nông nghiệp cũng diễn ra quá trình tương tự, với các chính sách nông nghiệp quan trọng như: chính sách thương mại, tự do hóa giá cả, tài chính nông thôn, chính sách đất đai, tư nhân hóa, phát triển nông thôn và Quỹ an sinh xã hội nông dân. Những chính sách này được thực thi cùng với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như: Cơ quan tiếp thị nông nghiệp (ARR), Cơ quan Tái thiết và hiện đại hóa nông nghiệp (ARMA), Cơ quan quản lý tài sản nông nghiệp (APA), Quỹ an sinh xã hội nông dân (KRUS).
Về các cải cách tập trung vào những chính sách chính:
- Chính sách thương mại: Kinh doanh thực phẩm và sản xuất nông sản chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ngành thương mại của Ba Lan, chính sách thương mại nông nghiệp hướng về quản lý nhập khẩu nhiều hơn nhằm bảo hộ thị trường trong nước, bảo vệ người nông dân Ba Lan và mặt khác để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, do khủng hoảng những năm đầu chuyển đổi làm cho sản xuất đình trệ, lĩnh vực nông nghiệp Ba Lan đã chuyển từ một nước xuất khẩu ròng trước khi cải cách sang một nước nhập khẩu ròng. Sau việc cắt giảm các hàng rào trong quá trình cải cách, bảo hộ nhập khẩu đối với nông nghiệp sau đó đã được phục hồi vào năm 1991. Các chính sách thương mại nông sản của Ba Lan cũng phải tuân thủ theo các quy định thành viên của WTO và các hiệp định thương mại song phương với Liên minh Châu Âu, EFTA (Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu) và CEFTA. Là thành viên của WTO, Ba Lan đã chấp nhận các điều kiện Uruguav để loại bỏ hạn chế định lượng về thương mại và bảo vệ để giảm nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và mức độ hỗ trợ công cho nông nghiệp.
- Chính sách giá cả: Cùng với việc cải cách giá cả theo hướng tự do hóa, từ nhà nước
quyết định trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường quyết định, mục tiêu của chính sách giá cả nhằm ổn định thị trường và hỗ trợ thu nhập nông nghiệp, thông qua sự can thiệp của ARR (Cơ quan tiếp thị nông nghiệp) trong danh mục các hàng hóa nông sản được lựa chọn. Trong nhiều trường hợp giá sản xuất được phép thay đổi thì việc xác định bởi mức giá tối đa và tối thiểu được cố định hàng năm bởi Chính phủ. Giá này được cố định trước khi đến mùa sản xuất trên cơ sở chi phí sản xuất, giá cả thị trường thế giới và các nguồn lực ngân sách có sẵn để can thiệp thị trường. Sau đó lại được can thiệp lần nữa, thường ở mức 10 đến 30% cao hơn mức giá tối thiểu, và được hỗ trợ bởi nhà nước.
- Chính sách Tài chính nông thôn: Can thiệp vào thị trường tài chính được thực hiện thông qua việc sử dụng tín dụng ưu đãi (ví dụ, hỗ trợ lãi suất) và bảo lãnh vốn vay và là hình thứ chủ yếu của chính phủ hỗ trợ cho khu vực nông thôn. Hỗ trợ này được dành cho các ngân hàng hợp tác và thương mại thông qua các ARMA (Cơ quan tái thiết và hiện đại hóa nông nghiệp), các ARR và APA (Cơ quan quản lý tài sản nông nghiệp). Bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh các cơ sở được cung cấp bởi ARMA, ARR và APA, mặc dù các nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng bắt buộc thường nhỏ so với tổng số tiền tín dụng nông nghiệp còn nợ. Chương trình hỗ trợ lớn nhất được thực hiện bởi ARR gắn với các hoạt động bình ổn giá, trong đó bảo lãnh tín dụng được mở rộng cho
28
các doanh nghiệp tham gia vào việc mua sản phẩm và cho nhập khẩu lương thực và các mặt hàng nông nghiệp thiết yếu.
- Chính sách đất đai: Chính sách đất đai được gộp dưới sự bảo trợ của chính sách cơ cấu, trong đó có mục tiêu: phát triển thị trường đất tư nhân để bán và cho thuê đất nông nghiệp, cải thiện cấu trúc trang trại thông qua tư nhân hóa và tạo việc làm mới cho người dân nông thôn. Phát triển thị trường đất tư nhân được xem như một phương tiện quan trọng điểm và củng cố sở hữu đất đai của nông dân, từ đó tạo ra một cơ cấu thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững. Thực hiện chính sách này dựa trên các biện pháp để cập nhật và hiện đại hóa dữ liệu địa chính, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của thủ tục pháp lý liên quan đến giao dịch đất đai, phát triển các luật mới và các công cụ nợ phù hợp với thị trường đất đai; và tăng hoạt động của các đại lý tư nhân trong các giao dịch đất đai. Hơn nữa, các sáng kiến liên quan bao gồm các chương trình cải thiện về độ tuổi của dân số nông nghiệp, và một chương trình thí điểm tái định cư nông dân về mô hình "trang trại gia đình" được tạo ra từ các nông trang nhà nước trước đây ở khu vực phía bắc và phía tây của Ba Lan.