Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 1 Đặc điểm ảo giác của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (TT VIET) (Trang 26)

4.2.1. Đặc điểm ảo giác của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì gặp 100% bệnh nhân có ảo thanh. Kết quả này cao hơn với nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh (2008) cho thấy bệnh nhân có ảo thanh chiếm tỷ lệ cao nhất 77,78%, bệnh nhân có ảo thị chiếm 11,11% và chỉ có 1 bệnh nhân có ảo xúc giác chiếm tỷ lệ 0,92%. Sự khác biệt về tỷ lệ ảo giác khác trong nghiên cứu của chúng tôi được cho là do ảnh hưởng của yếu tố văn hoá và do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khởi phát bệnh muộn hơn, bị bệnh nhiều năm hơn và có tuổi trung bình cao hơn. [139], [148], [149].

Trong đó ảo thanh bình phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất (79,13%), rồi đến ảo thanh xui khiến (chiếm 33,04%), ảo thanh đàm thoại (chiếm 25,22%), các loại ảo thanh chiếm tỷ lệ thấp là ảo thanh ra lệnh (6,09%) và tư duy vang thành tiếng (chiếm 4,35%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh (2008) [139]. Kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân có xuất hiện một loại ảo giác (chiếm 47,83%) và hai loại ảo giác (chiếm 47,39%). Rất ít bệnh nhân không có ảo giác (chiếm 3,04%) và có ba loại ảo giác (chiếm 1,74%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ảo thanh chi phối hành vi nhìn chung là cao, với tỷ lệ từ 20% (đối với tư duy vang thành tiếng) đến 43,42% (đối với ảo thanh xui khiến). Điều này được thể hiện rõ trong kết quả phân tích sự chi phối của ảo thanh đối với hành vi trên nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Sự ảnh hưởng của ảo giác tới hành vi của bệnh nhân trong nghiên cứu này là phù hợp với báo cáo của các nghiên cứu về vai trò của ảo giác đối với hành vi bạo lực ở bệnh nhân TTPL [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (TT VIET) (Trang 26)