Mảnh giấy tái chế đầu tiên của thế giới đã được làm ra từ vật liệu tái chế? Thật vậy, khoảng năm 200 TCN, người Trung Hoa đã dùng lưới đánh cá cũ rách để làm ra tờ giấy đầu tiên của thế giới loài người.Tái chế giấy cũng có bề dày lịch sử tương đương với giấy và cũng đang phát triển không thua kém. Các công ty giấy ngày càng nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái chế. Cho tới những năm gần đây thì tái chế giấy đã trở nên hết sức phổ thông với ý nghĩa bảo vệ môi trường của chúng ta bằng
Quản lý chất thải rắn & nguy hại –Chương 6 Trang 34
cách tái sử dụng mọi nguồn tài nguyên và nỗ lực giảm bớt áp lực về các bãi chôn lấp.Ngày nay, có khỏang 87% trong số hơn 520 nhà máy giấy và giấy bìa trên thế giới sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Ở Mỹ, giấy thu hồi cung cấp cho hơn một phần ba nhu cầu xơ sợi của các nhà máy.Cho đến năm 2001, người Mỹ đã tái chế được hơn 50% tổng lượng giấy mà họ sử dụng; và ngày càng có nhiều giấy được thu hồi-tái chế hơn là đưa đi chôn lấp.Ở Mỹ, giấy chiếm đến 2/3 lượng bao bì được thu hồi để tái chế - nhiều hơn tất cả các thứ thủy tinh, nhựa, kim loại gộp lại.Giấy thu hồi cung cấp đến 40% xơ sợi dùng để sản xuất giấy và giấy bìa trên toàn nước Mỹ.
Như các ngành nghề khác, để tái chế giấy tạo thành bột giấy đểu trải qua các giai đoạn khác nhau, từ thủ công đến công nghệ. Đầu tiên là giai đoạn tuyển lựa. Để tái chế giấy được thành công thì giấy thu hồi phải sạch, nên cần phải giữ cho giấy nguyên liệu không lẫn tạp chất và chất bẩn, như thức ăn thừa, nhựa, kim loại, và nhiều thứ khác…vì chúng gây khó khăn cho việc tái chế giấy. Giấy lẫn quá nhiều chất bẩn, tạp chất không thể tái chế được thì phải đem chế biến thành phân bón, hoặc đốt để tận thu nhiệt lượng, hay đem chôn. Các điểm tái chế thường yêu cầu nhà cung cấp giấy thu hồi phải phân loại theo những loại riêng biệt. Sau quá trình tuyển lựa và phân loại, giấy sẽ được giấy thải được thu gom và đóng thành từng bành, lèn chặt và được chở tới nhà máy giấy - nơi mà nó sẽ được tái chế thành một loại giấy mới. Sau khi được chuyển đến nhà máy, công nhân nhà máy giấy sẽ dỡ các bành giấy thu hồi xuống và chất vào kho bãi cho tới khi chúng được dùng đến. Những chủng loại giấy khác nhau – như giấy báo và giấy thùng cactông cũ - sẽ được chứa trong những kho riêng, vì các nhà máy giấy sử dụng những lọai giấy thu hồi khác nhau để sản xuất ra các lọai giấy tái chế khác nhau. Khi nhà máy cần đến, công nhân sẽ dùng xe nâng để đưa giấy thu hồi từ kho bãi đến nhập vào băng chuyền. Tại đây công đoạn tái tạo bột giấy và sàng được diễn ra. Giấy được băng chuyền đưa tới một bể chứa lớn gọi là bể đánh bột, có chứa nước và hóa chất. Bể đánh bột sẽ cắt giấy thu hồi thành những mảnh nhỏ. Việc đun nóng hỗn hợp sẽ khiến giấy mau chóng bị cắt nát thành những sợi cellulose (loại vật liệu cấu thành thực vật) gọi là xơ sợi. Giấy cũ đươc thu hồi sẽ bị đánh tơi, trở thành một hỗn hợp quánh dẻo gọi là bột.Bột được đẩy tới những chiếc
Quản lý chất thải rắn & nguy hại –Chương 6 Trang 35
sàng có những lỗ và rãnh đủ hình dạng và kích thước; ở đó những mẩu tạp chất nhỏ như nylon hay băng keo sẽ bị giữ lại. Quá trình này được gọi là sàng.Có khi bột phải trải qua một quá trình “giặt giũ” có tên là tẩy mực để loại bỏ chất mực in và “băng dính” (gồm các loại keo .dán và băng keo). Người làm giấy thường kết hợp hai quá trình tẩy mực. Những phần tử mực in nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo nước trong quá trình có tên là xả nước. Những phần tử lớn hơn và băng dính các loại sẽ được đưa đi cùng các bong bong khí trong một quá trình có tên là tuyển nổi. Trong quá trình tẩy mực tuyển nổi, bột được trữ trong những bồn lớn gọi là bộ tuyển nổi, ở đó không khí và những hóa chất giống như xà bông gọi là chất hoạt động bề mặt được sục vào trong bột. Chất hoạt động bề mặt sẽ tách mực in và băng dính ra khỏi bột, đẩy chúng lên bề mặt hỗn hợp nhờ các bọt khí. Những bong bong khí chứa mực in tạo thành lớp bọt hay lớp tăm sủi bên trên và sẽ được loại đi,để lại một lượng bột “sạch sẽ” bên dưới. Chúng ta thu được bột giấy.
Tuyển lựa
Thu gom, chuyên chở
Lưu kho
Tái tạo bột giấy, sàng
Tẩy sạch
Quản lý chất thải rắn & nguy hại –Chương 6 Trang 36
Việc giấy thải được tái chế lại làm nguyên liệu thô đem lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế của mỗi quốc gia. Được nhắc đến đầu tiên, việc tái chế lại giấy sẽ giúp các bãi chôn lấp sẽ trở nên nhỏ hơn. Báo tái chế tiết kiệm 14% không gian bãi rác.Bên cạnh đó giấy các bãi chôn lấp cuối cùng bị phân huỷ, đồng thời tạo ra khí methane – một
khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ. Giảm phát thải sulfur dioxide. Có lợi trong việc
giảm phát thải khí vào môi trường xung quanh. Việc sản xuất giấy thưởng sử dụng từ gỗ cây, nên khi giấy được tái chế có nghĩa là sẽ dùng cây trồng ít hơn. Tái chế một tấn giấy có thể tiết kiệm 17 cây. Trong quá trình làm giấy tạo ra cả không khí và ô nhiễm nước, nhưng các kỹ thuật tái chế đã được tinh chế và các nhà máy có thể tái chế giấy với ô nhiễm ít hơn so với khi làm giấy mới.Chiếm ít hơn 40% năng lượng tái chế giấy hơn là để tạo ra giấy mới, có thể dẫn đến ô nhiễm ít hơn và bảo tồn tài nguyên nhiều hơn. Đối với mỗi tấn của tờ báo tái chế, bạn có thể tiết kiệm đủ năng lượng để cung cấp năng lượng truyền hình cho 31 giờ. Người tiêu dùng giảm và tái sử dụng các sản phẩm giấy của họ sẽ tiết kiệm tiền bởi vì họ không cần phải liên tục mua giấy. Họ cũng có thể mua các sản phẩm giấy được làm từ vật liệu tái chế, thường với giá rẻ hơn so với sản phẩm bột giấy thông thường.Đa phần giấy thu hồi được dùng để tái chế thành giấy và giấy bìa. Cũng có một số ngoại lệ trong đó giấy thu hồi được tái chế thành loại giấy tương tự, hoặc với chất lượng thấp hơn, với loại giấy ban đầu. Chẳng hạn như những thùng cactông cũ được dùng để sản xuất giấy làm thùng cactông mới. Giấy in viết thu hồi có thể tái chế thành giấy mới dùng để photocopy.Người ta còn dùng giấy thu hồi để làm thành nhiều loại sản phẩm khác nữa. Bột giấy tái chế có thể đem đúc khuôn làm khay đựng trứng họăc trái cây. Giấy thu hồi có thể dùng làm thùng đựng sơn, nhiên liệu, làm vách tường hay trần nhà, và cả mái nhà. Hàng năm có khỏang 100.000 tấn giấy đã cắt vụn được dùng lót ổ cho vật nuôi.
Ở Việt Nam, thống kê năm 2008 có khoảng 55 tấn giấy thải ra được tái chế lại (chiếm 25% tổng lượng giấy thải ra trong một năm). Mà chỉ cần 1,4 tấn giấy đã qua sử dụng có thể tạo ra 1 tấn bột giấy tái chế thay vì cần khoảng 2,2 – 4,4 tấn gỗ để sản xuất được mỗi tấn bột giấy. Như thế, mỗi tấn giấy được tái chế sẽ giúp tiết kiệm: 24 cây rừng
Quản lý chất thải rắn & nguy hại –Chương 6 Trang 37
tự nhiên, lượng Oxy đủ cho 12 người thở trong 1 năm, 39.084 lit nước đủ cho 875 lần tắm, mỗi lần 5 phút, đủ để sử dụng cho 3.000 lần dội toilet, Gần 4.000 kWh điện đủ dùng cho cả một căn nhà 3 phòng ngủ trong 1 năm, 605 lit dầu thô, Hạn chế một lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần (giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với quá trình sản xuất 01 tấn giấy từ gỗ).
Cùng thời gian đó ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc tái chế và sử dụng giấy tái chế là một hành động rất được hoan nghênh. Tỉ lệ thu hồi giấy ở Nhật là 70%, Thái Lan là 65%, Malaysia là 80%. So với con số 25% ở Việt Nam thì rõ ràng tỉ lệ thu hồi giấy của chúng ta thuộc loại thấp nhất trong khu vực.