Hệ thống thu gom khí từ bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Kỹ thuật xử lý chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp (Trang 31 - 36)

Cấu trúc ống thu gom khí

Mô hình thu gom khí từ bãi chôn lấp để phát điện

Khí thải từ bãi rác được thu gom bằng các giếng thu đặt thẳng đứng, cách đều nhau. Khoảng cách giữa các giếng thu là 50m và đặt so le hai hàng với nhau. Trong giếng thu đặt ống HDPE Φ90 đục lỗ Φ20, xung quanh đỗ sỏi 3-5mm. Tại mỗi bãi chôn lấp bố

Kỹ thuật xửlý chất thải rắn –Chương 3 Trang 32

trí các hàng giếng thu cách nhau 50m. Ống thu gom ngang bằng HDPE Φ150 thu gom khí từ các giếng trong một hàng, sau đó thu về ống thu chính Φ400.

Khí gas từ ống thu chính được bơm về trạm xử lý:

Sẽ được đốt bằng đầu đốt (Nếu không có trạm phát điện từ khí gas). Ống nối với đầu đốt có gắn thiết bị chống ngọn lửa cháy ngược lại. Vị trí đầu đốt được đặt tại vị trí đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Khí thải sau khi được đốt sẽ phát tán vào môi trường.

Kỹ thuật xửlý chất thải rắn –Chương 3 Trang 33

3.6 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 3.6.1 Nguyên vật liệu và dụng cụ

a) Nguyên vật liệu

- 1 Thùng xốp có chiều dài 1m, rộng 0.6m, cao 0.7m. - 1 van 1 chiều thu khí

- 4 khóa ∅21 (1 khóa thu khí, 1 khóa thu nước, 2 khóa đo nhiệt độ).

- Túi nilon thu khí

b) Dụng cụ - Ống đong 1000ml, ống đong 100ml - Nhiệt kế - Cân 100kg 3.6.2 Bố trí thí nghiệm a) Mô hình

b) Phương pháp lấy mẫu rác

- Lần 1: 60kg rác, vị trí bãi rác khu chế xuất Linh Trung, thời gian 07g00 ngày 21/03/2017.

Kỹ thuật xửlý chất thải rắn –Chương 3 Trang 34

- Lần 2: 30kg rác, vị trí khu nhà trọ Bờ Hồ, thời gian 10g00 ngày 21/03/2017. - Lần 3: 30kg rác, vị trí chợ Lê Văn Chí, thời gian 11g00 ngày 21/03/2017.

 Tổng 120kg, sau khi nhóm phân loại, loại bỏ túi nilon, thủy tinh… Còn lại

100kg rác. Sau khi nén thủ công, nhóm cho 100kg vừa vào thùng xốp.

c) Thu nước rỉ rác & khí

- Thu nước rỉ rác bằng ống đong 1000ml

- Thu khí bằng phương pháp choáng chỗ chất lỏng

3.6.3 Kết quả thí nghiệm Ngày Lần Thể tích khí (ml) Thể tích nước (ml) Khối lượng thùng rác Nhiệt độ 25/03/2017 1 1250 2000 97.5 350C 28/03/2017 2 600 2350 94.5 350C 31/03/2017 3 100 1050 93 340C 03/04/2017 4 150 800 92 340C 06/04/2017 5 62 560 91 330C 09/04/2017 6 40 500 90.5 330C 12/04/2017 7 37 250 90 320C 15/04/2017 8 25 10 90 300C 19/04/2017 9 20 40 89.5 310C 22/04/2017 10 10 50 88.5 310C

Từ bảng số liệu ta thấy ở giai đoạn đầu lượng nước rỉ rác và khí sinh ra nhiều, càng về sau lượng nước rỉ rác và lượng khí giảm dần. Sau 37 ngày tổng lượng khí sinh ra là 2294ml, tổng lượng nước rỉ rác là 7610ml.

3.6.4 Thảo luận

- Thể tích thùng xốp: 1m x 0.6m x 0.7m = 0.42m3

- Khối lượng riêng của rác: 100𝑘𝑔

0.42𝑚3 = 238 kg/m

Kỹ thuật xửlý chất thải rắn –Chương 3 Trang 35

Theo lý thuyết, phạm vi khối lượng riêng thông thường của chất thải ngay sau khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vừa đầm nén xong khoảng 475-712 kg/m3, do nhóm không có dụng cụ đầm nén nên

không đạt được khối lượng riêng mong muốn vì thế ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất thải (không nén kĩ thì khoảng rỗng giữa các phần tử rác lớn, do đó chứa nhiều oxi hơn, xảy ra quá trình hiếu khí nhiều hơn)

Cũng theo lý thuyết đã trình bày, “Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân hủy trong bãi chôn lấp thông thường là độ ẩm, nhiệt độ, và hàm lượng chất dinh dưỡng cho vi khuẩn tiêu thụ và độ bền của chất thải trước sự tấn công của vi khuẩn. Nếu độ ẩm ở 55% - 60% hoặc thấp hơn, nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế sự phân hủy trong bãi chôn lấp, bởi vì hoạt động của vi khuẩn ức chế tăng dần khi độ ẩm rơi xuống thấp hơn mức 55%. Trên thực tế, hoạt động của vi sinh vật dừng hẳn ở 12%. Vì vậy có thể hiểu rằng quá trình phân hủy diễn ra rất chậm trong những bãi chôn lấp.

Hoạt động của đa số các vi khuẩn tăng khi nhiệt độ tăng ở 40 độ C. Đối với 1 loại vi khuẩn giới hạn trên của nhiệt độ thậm chí khoảng từ 55-65 độ C. Bởi vì nhiệt độ trong những vùng nhiệt đới thì thuận lợi hơn, quá trình phân hủy chất thải diễn ra trong khu vực này có thể nói là nhanh hơn và ở mức độ cao hơn”. Do không có dụng cụ đo độ ẩm nên nhóm không kiểm soát được yếu tố này, nhưng do nhóm lấy nước rỉ rác ra liên tục nên độ ẩm trong mô hình tương đối thấp vì thế ức chế hoạt động của vi sinh vật. Nhiệt độ

trong mô hình dao động từ khoảng 31-350C thấp hơn 400C nên ức chế hoạt động của vi

sinh vật.

3.6.5 Kiến nghị

- Không nên làm mô hình bằng thùng xốp vì sẽ bị thấm nước và không nén chặt được. - Nên tạo thành 1 mô hình chôn thực tế để kiểm tra được độ sụt lún và điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) phù hợp.

Kỹ thuật xửlý chất thải rắn –Chương 3 Trang 36

3.7 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths Nguyễn Xuân Cường (2012), bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn

2. PGS. TS Nguyễn Văn Phước (2008), Quản lý và xử lý Chất Thải rắn, NXB xây dựng, Hà Nội

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo vệ môi trường 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2011), Quản lý chất thải rắn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Kỹ thuật xử lý chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp (Trang 31 - 36)